a)
Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác ta có:
\(\widehat {A}\) + \(\widehat {B} + \widehat {C}\) = 180°
hay: 60° + \(\widehat {B} + \widehat {C}\) = 180°
=> \(\widehat {B} + \widehat {C}\) = 180 ° - 60 ° = 120°
Vì \(\widehat {IBF} = \widehat {IBE}; \widehat {ICF} = \widehat {ICD}\) nên:
\(\widehat {IBF} + \widehat {ICF} = 120° : 2 = 60°\)
Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác ta có:
\(\widehat {BIC} = 180° - (\widehat {IBF} + \widehat {ICF})\)
\(\widehat {BIC}=180° - 60° = 120°\)
Vậy \(\widehat {BIC} = 120°\)
b)
Vì IF là tia phân giác của góc BIC nên:
\(\widehat {BIF} = \widehat {FIC} = 120° : 2 = 60°\)
Vì EIB và BIC là 2 góc kề bù nên:
\(\widehat {EIB} = 180° - BIC\)
\(\widehat {EIB} = 180° - 120° = 60°\)
Xét 2 tam giác BEI và BFI ta có:
\(\widehat {EBI} = \widehat {IBF} (gt)\)
BI là cạnh chung
\(\widehat {EIB} = \widehat {BIF} = 60°\) (cmt)
Vậy \(\Delta BEI=\Delta BFI\) (g-c-g).
=> BE = BF (2 cạnh tương ứng).
Ta có:
\(\widehat {FIC} = 60° (cmt)\)
\(\widehat {DIC} + \widehat {BIC} = 180°\) (2 góc kề bù)
hay: \(\widehat {DIC} + 120° = 180°\)
=> \(\widehat {DIC} = 180° - 120° = 60°\)
Xét 2 tam giác DIC và FIC ta có:
\(\widehat {DCI} = \widehat {ICF} (gt)\)
IC là cạnh chung
\(\widehat {FIC} = \widehat {DIC} = 60° (cmt)\)
Vậy \(\Delta DIC=\Delta FIC\) (g-c-g).
=> CD = CF (2 cạnh tương ứng).
Ta có:
BC = BF + CF
Mà BF = BE; CF = CD nên:
BE + CD = BC (đpcm).