Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
võ thị thanh tâm

1. Viết đoạn văn ngắn( khoảng 5- 6 dòng) chưng minh đức tính giản dị của bác Hồ với luận điểm " Bác sống giản dị trong bữ ăn hằng ngày"

2. Chép 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nêu nội dung và nghệ thuật của 2 câu tục ngữ đó

Fan Bts
8 tháng 3 2017 lúc 18:53

1) Bác Hồ là một người sống rất giản dị, giản dị từ bữa cơm, lối sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc bác ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

2)

+Tấc đất tấc vàng.

=> Nói về vai trò của đất đai đối với người nông dân.

+Nhất nước, nhì phân , tam cần, tứ giống.

=> Câu tục ngữ nói về thứ tự của các yếu tố (nước => phân => cần cù => giống tốt) trong việc trồng lúa.

Linh Phương
8 tháng 3 2017 lúc 18:59

1. Gợi ý:

+) Những bữa ăn chỉ vài ba món đạm bạc

+) Khi ăn Bác không để rơi hạt vào vì Bác cảm ơn những người nông dân đã ngày đêm làm ra những hạt gạo thơm ngon...và Bác cảm ơn điều đó.

+) Dù là ở đâu, Bác vẫn ăn những món giản dị. Vì vậy dù sống trong hoàn cảnh môi trường nào, Bác đều có thể tiếp xúc với môi trường cuộc sống...

Câu 2:

+) “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

- Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài: tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn.

- Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ và chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

+)

“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

- Ngày nào đêm trước trời nhiều sao, hôm nay sẽ nắng: trời ít sao, sẽ mưa.

- Trời nhiều sao sẽ ít mây, do đỏ sẽ nắng. Ngược lại trời ít sao sẽ nhiều mây, vậy thường có mưa. (Mặc dù phán đoán trên kinh nghiệm nên không phải

hôm nào trời ít sao cùng mưa...)

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.

Thảo Phương
10 tháng 3 2017 lúc 22:24

1)Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.


Các câu hỏi tương tự
phambaoanh
Xem chi tiết
Stella Luu
Xem chi tiết
41. Lê Quốc Thắng
Xem chi tiết
Khánh An
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết
Lai Trinh
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Tùng
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quyên Vân
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết