4. Số công trình nghiên cứu khoa học tăng lên. Về sử học, bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên... và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh); về địa lí có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư; về quân sự có tập Hổ trướng khu cơ (của Đào Duy Từ); về triết học có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn; về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác v.v... Ngoài ra còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hoá Việt Nam...
Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời, khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển.
Về kĩ thuật : Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo một số thành tựu kĩ thuật như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ...
Sử cũ viết : “Người thợ kính là Nguyễn Văn Tú... trước được sang Hà Lan học nghề 2 năm, về nước có thể chế các hạng đồng hồ và kính thiên lí rất khéo. Ông đã từng chế tạo một chiếc đồng hồ hạng trung, phía trong bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ. Đo bóng mặt trời mà nghiệm thì rất đúng."
Sorry bạn nhưng bài này mình chưa học nên ko chắc lắm nhé
1.
-Ngày Tết mọi người thường nghỉ ngơi, vui vẻ đón Tết. Quân Thanh dễ dàng chiếm được thành Thăng Long nên chúng chủ quan, kiêu ngạo, cho quân lính làm điều phi pháp, tàn ác.
\(\Rightarrow\)Quang Trung quyết định tiêu quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu để đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ quan, làm cho chúng không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại
2. Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".
3.
-Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và sau đó tiến quân ra Bắc
-Ra đến Nghệ An, Quang Trung cho tuyển thêm quân, tổ chức duyệt binh
-Đến Thanh Hóa, tiếp tục tuyển quân, làm lễ tuyên thệ
-Đến Tam Điệp(Ninh Bình), Quang Trung cho quân ăn Tết trước
-Từ Tam Điệp tiến quân ra Bắc, chia thành 5 đạo tiến đánh những trận lớn