Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
The Pham

1) Vì sao khu vực Đông Nam á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây ?

2) chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam á có những điểm chung nào nổi bật ?

3) Mĩ Tiến hành xâm lược phi-lip-pin như thế nào ?

4) Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam á vào cuối thế kỷ XlX - đầu thế kỷ XX

Sara Trang
22 tháng 10 2019 lúc 21:10

Câu 1:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.



Khách vãng lai đã xóa
Sara Trang
22 tháng 10 2019 lúc 21:12

Câu 4:

Tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.

- Do chính sách cai trị của thực dân phương Tây càng làm tăng thêm các mâu thuẫn trong xã hội. Từ đó, nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền với nhiều hình thức khác nhau.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, nó làm cơ sở cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.



Khách vãng lai đã xóa
Sara Trang
22 tháng 10 2019 lúc 21:11

Câu 2:

Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Khách vãng lai đã xóa
Sara Trang
22 tháng 10 2019 lúc 21:12

Câu 3:- Mượn cớ “giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha. Mĩ đã gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính Phi-líp-pin.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
giang nguyen thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Xuân An
Xem chi tiết
Huyen _Cute
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Du
Xem chi tiết
Duyanh
Xem chi tiết
Cô Bé Đô Con
Xem chi tiết