1. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
2. Nêu đặc điểm chung và vai trò của:
a) Ngành giun đốt
b) Ngành ruột khoang
c) Động vật nguyên sinh
3. Nêu cách phòng chống giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
4. Nêu tác hại của ngành giun dẹp và cách phòng chống.
5. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của:
a) Trùng roi xanh với thực vật
b) San hô với thủy tức
Câu 1:- Vì miền núi có cây cối nhiều, nhiệt độ ẩm thấp , là điều kiện của trùng sốt rét phát triển và cũng do ý thức của người dân miền núi còn kém nên không có biện pháp phòng chống bệnh sốt rét đúng=> miền núi thường là nơi xảy ra nhiều bệnh sốt rét.
Câu 2: Đặc điểm chung của :
a) Ngành giun đốt:
+Cơ thể phân đốt , đối xứng 2 bên, có thể xoang.
+Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
b) Ngành ruột khoang:
+Đối xứng tỏa tròn, có tế bào gai tự vệ
+Ruột túi , thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
c)Động vật nguyên sinh:
+Kích thước hiển vi, cấu tạo từ 1 tế bào.
+Đa số sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.
Câu 3: Cách phòng chống giun đũa kí sinh trong cơ thể:
Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..).Câu 4: Tác hại của ngành giun dẹp:
-Hút chất dinh dưỡng của vật chủ, làm vật chủ gầy yếu.
Cách phòng tránh :
+Giữ gìn vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường.
+Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm. +Có biện pháp làm thức ăn kĩ, xử lí sạch phân của đông vật.
Câu 5: a) trùng roi xanh và thực vật:
Giống nhau:
- Đều có nhân và chất nguyên sinh - Đều có thể dưỡng khi có ánh sáng Khác nhau : - Trùng roi : + Có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng + Thuộc lớp động vật - Thực vật : + Không có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng + Thuộc lớp thực vật +Tự vệ nhờ tế bào gai b)San hô và thủy tức: -giống nhau: + đều là ngành ruột khoang +có 2 lớp tế bào ở thành cơ thể + Kiểu ruột túi. -Khác nhau: Thủy tức: +Dị dưỡng +Đối xứng + di chuyển kiểu sâu đo, lộn đầu. + Sống đơn độc. San hô: +Kiểu đối xứng tỏa tròn +Không di chuyển + Sống tập đoàn. _______________END_____________ CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ1.
Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
- Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi Anophen (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp.
- Trong số các loài muỗi thuộc chi muỗi Anophen thì loài Anophen virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Loài muỗi này cũng sống chủ yếu ở rừng núi, đốt các loài linh trưởng và cả con người.
- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao,chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.
3.Biện pháp phòng chống
– Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
– Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.
– Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.
– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Chúc bạn học tốt!Câu 1:
Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....
Câu 1 : Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì :
- Muỗi Anophen có nhiều ở miền núi.
- Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt rét.
- Người dân không chủ động phòng tránh (mắc màn (mùng), phát quang bụi rậm...)
Câu 2 :
a, * Đặc điểm chung của ngành giun đốt:
- Cơ thể phân đốt
- Có thể xoang
- Ống tiêu hóa phân hóa
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
* Vai trò của ngành giun đốt:
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
b, * Đặc điểm chung của ngàng ruột khoang là :
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột hình túi
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
- Sống dị dưỡng
- Tự vệ bàng tế bào gai
* Vai trò của ngành ruột khoang là :
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Ý nghĩa sinh thái đối với biển
- Với đời sống con người:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: San hô.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất vôi: San hô.
+ Thực phẩm có giá trị: Sứa
+ Nghiên cứu địa chất: Hoá thạch san hô.
- Một số loài gây độc, ngứa: Sứa...
- Tạo đảo ngầm, cản trở giao thông đường biển: San hô.
c, * Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh :
- Cấu tạo từ 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi
- Dị dưỡng
- Di chuyển bằng roi, lông bơi, chân giả hoặc tiêu giảm.
* Vai trò của ngành động vật nguyên sinh :
- Là thức ăn của nhiều loài động vật lớn hơn trong nước
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
- Gây bệnh ở động vật, ở người
Câu 3 :
- Giữ vệ sinh môi trường
- Vệ sinh cá nhân khi ăn uống
- Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần
- Ăn uống sach sẽ, ko uống nước lã
Câu 2:
a) Đặc điểm chung của ngành giun đốt:
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
b)Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Đối xứng tỏa tròn, có tế bào gai tự vệ
- Ruột túi, thành cơ thể có 2 lớp tế bào
c)Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Kích thước hiển vi, cấu tạo từ 1 tế bào
- Đa số sinh sản vô tính = cách phân đôi cơ thể
Câu 3:
Các biện pháp chống giun đũa kí sinh ở người là:
+ Giữ vệ sinh môi trường
+ Vệ sinh cá nhân khi ăn uồng
+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần
Câu 4:
-tác hại:
+Hút chất dinh dưỡng của vật chủ, làm vật chủ gầy yếu
-cách phòng
+Giữ gìn vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường.
+Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không thịt lợn, bò gạo.
+Biện pháp làm thức ăn kĩ , xử lí sạch phản của đv
-Câu 5:
a) so sanh trùng roi xanh với thực vật:
Giống nhau:
- Đều có nhân và chất nguyên sinh - Đều có thể dưỡng khi có ánh sáng Khác nhau : - Trùng roi : + Có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng + Thuộc lớp động vật - Thực vật : + Không có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng + Thuộc lớp thực vật b)So sánh san hô với thủy tức:-Giống nhau:
+ Đều là ngành ruột khoang.
+ Có 2 lớp tế bào ở thành cơ thể.
+ Kiểu ruột túi
-Khác nhau:
-Thủy tức:
+ Dị dưỡng
+ Đối xứng
+ Di chuyển kiểu sâu đo, lộn đầu
+ Tự vệ nhờ tế bào gai
+ Sống đơn độc.
-San hô:
+ Kiểu đối xứng tỏa tròn
+ Không di chuyển.
+ Tự vệ nhờ tế bào gai.
+ Sống tập đoàn.
câu 5 của mình trả lời lỗi nhưng bạn có thể tự mò được, hơi khó nhìn xíu thui chứ đúng í