Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

vo thaj son

1/ Trình bày khái niệm và sự phân loai của từ ghép, từ láy, đại từ và từ Hán Việt

2/ Thế nào là quan hệ từ đặt câu với các cặp quan hệ từ tương ứng

3/ nêu khái niệm và sự phân loại của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩ,a từ đồng âm, điệp ngữ

Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 13:16

-Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...

-Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan và láy bộ phận

cách phân biệt từ láy và từ ghép:

dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy

-

* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp -“Từ Hán-Việt” (Chinese-Vietnamese word) là những từ mà Người Việt chúng·ta vay·mượn của Người Trung·hoa, nói đúng hơn là các từ phiên·âm tiếng Quảng·đông, ghi bằng chữ·cái La·tinh và theo·cách Việt Nam,
Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 13:19

2 Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc,nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để . . . .

Tuy tôi không giàu có nhưng tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn

Bình luận (0)
Windy
23 tháng 12 2017 lúc 15:58

1)

- Từ ghép.

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Phân loại từ ghép:

+)Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

+)Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ láy.

+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

Bình luận (0)
Windy
23 tháng 12 2017 lúc 15:59

3)

- Từ đồng nghĩa.

+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

+ Phân loại: ( 2 loại).

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

- Từ trái nghĩa.

+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

- Từ đồng âm.

+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Bình luận (0)
pu
7 tháng 11 2018 lúc 21:29

Từ đồng nghĩa.

+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

+ Phân loại: ( 2 loại).

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

- Từ trái nghĩa.

+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

- Từ đồng âm.

+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Trần Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Tuyết TV Gấu
Xem chi tiết
Marry
Xem chi tiết
Tâm Lê
Xem chi tiết
Thúy Trần
Xem chi tiết
gaming x
Xem chi tiết
Lê Vương Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Dương Đỗ
Xem chi tiết
Lục anh tú
Xem chi tiết