Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tôi là ai?

1) Toám tắt văn bản " Tôi đi học "

2) Tình yêu của cậu bé Hống được thể hiện ở những chi tiết nào trong bài ( văn bản " trong lòng mẹ ")

Nguyễn Bảo Trung
16 tháng 8 2017 lúc 10:30

1)

Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Nguyễn Bảo Trung
16 tháng 8 2017 lúc 10:31

2)

Bé Hồng – một tâm hồn, một sức sống:

* Bé Hồng, một trái tim thiết tha yêu thương: (Trong cuộc nói chuyện với người cô)

- Sống với người cô luôn ghét mẹ mình, sống trong sự gièm pha nói xấu, bé Hồng không vì thế mà không còn yêu thương mẹ. Chú đã muốn nói có ngay sau khi bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không; rồi chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin: “Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.

-Khi bà cô ngân dài hai tiếng “em bé”, thì nỗi đau đớn,phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi, nước mắt chú bé”ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”.Không phải vì bé Hồng đau đớn tủi cực vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì thương mẹ và căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải sinh nở một cách giấu giếm.Bé Hồng chẳng những không kết án mẹ vì đẻ em bé khi chưa đoạn tang chồng mà trái lại chú lại càng thương mẹ hơn. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”

- Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.

- Tình yêu thương mẹ của bé Hồng đặc biệt vì nó luôn bị thử thách trong cảnh ngộ éo le. Nó giản dị, chân thành, hầu như không vì mong được đền đáp: “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Và cũng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ :“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn với phép so sánh đặc sắc, bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết.

* Bé Hồng – ngọn lửa không khi nào tắt đi trong trái tim khát khao hạnh phúc bên mẹ hiền :(Trong lòng mẹ)

- Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ là tình thương mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm khi bé gặp mẹ và sống trong lòng mẹ

-Trên đường đi học về,thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng cuống quýt đuổi theo và bối rối “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!....” Điều đó cho thấy hình ảnh người mẹ luôn luôn thường trực trái tim chú bé. Chú bé lúc nào cũng nhớ mong và yêu thương mẹ vô cùng. Trong bé Hồng, cảm giác khi nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là điều tủi cực ghê gớm cho chú bé “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.

-Chú bé thở hồng hộc, chán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe “rúi cả chân lại” biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay và xoa đầu hỏi thì chú “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà.Tiếng khóc của chú bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ.

- Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc đắm mình trong tình mẫu tử. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.Chú cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc bên con của người mẹ.

- Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ,cảm giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lại thường”.

- Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lạị và lăn vào lòng một người mẹ,áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

- Lúc ấy, bé Hồng như quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi“bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống,tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng, không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hanh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.

Bé Hồng là hình ảnh một tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim thương yêu sâu sắc, để lại ấn tượng xúc động trong lòng người đọc.

Kaori Miyazono
16 tháng 8 2017 lúc 10:39

(2) Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ.

- Thứ nhất là phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô và một vài người họ hàng khác. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì. Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô.

Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ. Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng.

- Thứ hai là tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ được thể hiện trong thời điểm người mẹ trở về. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh dẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”. Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết...

Nguyễn Thị Hồng Nhung
16 tháng 8 2017 lúc 11:04

1.

Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Nguyễn Thị Hồng Nhung
16 tháng 8 2017 lúc 11:05

2.

- Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ là tình thương mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm khi bé gặp mẹ và sống trong lòng mẹ

-Trên đường đi học về,thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng cuống quýt đuổi theo và bối rối “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!....” Điều đó cho thấy hình ảnh người mẹ luôn luôn thường trực trái tim chú bé. Chú bé lúc nào cũng nhớ mong và yêu thương mẹ vô cùng. Trong bé Hồng, cảm giác khi nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là điều tủi cực ghê gớm cho chú bé “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.

-Chú bé thở hồng hộc, chán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe “rúi cả chân lại” biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay và xoa đầu hỏi thì chú “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà.Tiếng khóc của chú bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ.

- Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc đắm mình trong tình mẫu tử. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.Chú cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc bên con của người mẹ.

- Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ,cảm giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lại thường”.

- Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lạị và lăn vào lòng một người mẹ,áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

- Lúc ấy, bé Hồng như quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi“bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống,tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng, không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hanh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.

nguyen thi thao
16 tháng 8 2017 lúc 13:01

1.tác giả thanh tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên tới trường.đó là một buổi sáng mùa thu lá rụng nhiều tiết trời se se lạnh.con đường đến trường rất quen thuộc với chú bé nhưng lại rất đỗi lạ lẫm.trong khoảng khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp,e để chú bé có những ý nghĩa thật non nớt ngây thơ.''chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước''.trong bộ quần áo mới tác giả cảm thấy mình thật đúng đắn,những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như những đám mây bồng bềnh.lúc tới trường nghe 3 hồi trong,chú bé vẫn lo sợ và ngẩn ngơ.số những điều khó khăn mới là trước mắt.những lời nói của ông đọc ấm áp vang lên,khuyến khích cho chú chim non vào lớp.nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc,nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp.chú bé nhìn bàn ghế và người bạn kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ.rồi ngoan ngaonx đặt tay lên bàn đánh vần những chữ thầy giáo viết

TRINH MINH ANH
16 tháng 8 2017 lúc 13:44

Câu 2) Tình yêu của cậu bé Hống được thể hiện ở những chi tiết cụ thể :

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám "chống lại" những thành kiến tàn ác "để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con, sống trốn tránh như một kẻ giết người.". Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

- Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.

Đạt Trần
16 tháng 8 2017 lúc 14:35

1:Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Đạt Trần
16 tháng 8 2017 lúc 14:37

2:a).Khi đối thoại với người cô:
-Khi thấy người cô nói có muốn vào chơi với mẹ không. Chus đã tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, chú rất thương mẹ, toan trả lời là có. Nhưng vốn nhạy cảm Hồng đã nhận cái cái cười "rất kịch" của người cô. Không muốn mẹ mình bị khinh miệt, bị những "rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến" chú bé đã kìm lòng và trả lời vô cùng tự tin.
-Rồi khi người cô cố tình khinh miệt mẹ chú qua lời lẽ ngọt ngào, Hồng đã bật khóc, nước mặt chảy ròng ròng. Không phải vì người mẹ đã bỏ chú mà sinh nở với người khác mà là thương mẹ sao lại sợ cái định kiến độc ác của xã hội.=> Người cô càng cô ý khinh miêt mẹ chú bao nhiêu, chú càng thương mẹ đến bấy nhiêu.
-Khi nghe người cô kể về người mẹ cùng túng, khổ cực Hồng đã nghẹn ứ khóc không nên tiếng. Và tình yêu mẹ đã lên đến đỉnh điểm của sự uất ức. Qua chi tiết " Giá những cổ tục...nát vụn mới thôi".
b) Khi đã gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
-Thoáng thấy mẹ, Hồng đẫ bối rối gọi.Hồng bối rối, run, lập cập, vội vã, vì đó chỉ là linh cảm, vẫn chưa biết xác thực đó có phải mẹ hay không. Hồng luôn khát khao tình mẹ, "như một người bộ hành ngã gục giữa xa mạc" khát khao gặp dòng suối mát.
-Khi gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ, sự sung sướng của Hồng đã lên đến cực đỉnh. Hồng đa oà khóc, những giọt nước mắt có chút tủi hận và cả sự sung sướng, mãn nguyện. Vì nỗi khao khát bao lâu đã được giải toả, được vỡ oà trong tiếng khóc. Hồng cảm nhận đc vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ lúc bấy giờ. Hồng sung sướng đến mê man, mụ mị, cảm giăc bấy lâu mất đi mơn man khắp da thịt. Những câu nói mỉa mai của người cô tan đi, chìm nghỉm ngay tức khắc trước tình mẫu tử mãnh liệt.
*) Những rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại.
=>Tình yêu thương bất diệt, thiêng liêng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh.

nguyen minh ngoc
16 tháng 8 2017 lúc 10:33

Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Kaori Miyazono
16 tháng 8 2017 lúc 10:34

Bạn tham khảo ;)

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với tôi vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè,tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới,tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, . Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

TRINH MINH ANH
16 tháng 8 2017 lúc 13:42

Câu 1) Tóm tắt văn bản " Tôi đi học ".

Cảm xúc của tác giả vào những ngày thu,những kỉ niệm về ngày đấu đi học,không thể quên được cảm giác ấy khi chợt nhớ lại.Ngày đầu đi tác giả cảm thấy mọi thứ xung quanh dần thay đổi,từ con đường thân quen,cảnh vật chung quanh,cảm thấy mình trưởng thành hơn.Cũng như tác giả,những cậu nhóc trạc tuổi ôm lấy quyển vở,cây bút,thước tung tăng nhí nhảnh,chạy nhảy.Ý nghĩ ngây thơ nghĩ rằng người thạo mới cầm cả bút và thước.Khi tới trường tác giả cảm thấy ngôi trường Mĩ Lý xinh xắn vừa oai nghiêm khác với sự xa lạ như mấy hôm trước đó,khi cùng bạn bè tới truồng.Cảm giác ao ước được như những đàn anh,đàn chị của mình được tung tăng,nhảy múa,không e sợ vì đã quen với ngôi trường.Tiếng trống ngân vang,sự xa lạ,chơ vơ,rụt rè. Khi ông đốc đến các cậu học trò đứng trước lớp ba,ông gọi tên từng người,khi đến tác giả,tác giả giật mình,lúng túng quên mất mẹ đang đứng sau mình.Sau đó,ông đốc cho học sinh vào lớp,tác giả dúi đầu vào lòng mẹ và khóc,vì phải xa mẹ.Sau lời an ủi của ông đốc học sinh vào lớp,tác giả thấy mọi thứ cũng đang thay đổi nó dần trở nên thân thiết với tác giả.những kỉ niệm lần đầu đi học tác giả sẽ mãi không quên.


Các câu hỏi tương tự
Vũ Lương
Xem chi tiết
Duy Lè
Xem chi tiết
Trieu Minh
Xem chi tiết
Bình Lương
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Lam
Xem chi tiết
Linh8A4nh21_22 Thái mỹ
Xem chi tiết
Sa Ti
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc
Xem chi tiết