Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Huỳnh Nhật Linh

1. Tình hình nước ta trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.

2. Diễn biến quá trình kháng Pháp của nhân dân Bắc Kì, chống thực dân Pháp xâm lước lần thứ hai.

3. Vì sao có phong trào Cần Vương ?

4. Diễn biến chính của phong trào Cần Vương.

5. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

Nguyễn Tấn Dũng
30 tháng 3 2017 lúc 22:48

5)Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa đã phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân ở miền xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất.
- Có thời gian hoạt động lâu nhất( 10 năm)
- Địa bàn hoạt động rộng lớn( trên 4 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và Quảng Bình)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng và văn thân cá tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh..
- Thành phần tham gia: nông dân và dân tộc thiểu số...
- Tổ chức chặt chẽ: chuẩn bị lực lượng, khí giới,... kĩ càng, tự chế tạo đc súng. Nghĩa quân chia thành 15 thứ quân phân bố khắp địa bàn hoạt động.
- Khiến Pháp chịu nhiều thiệt hại.
- Trong cuộc khởi nghĩa này có sự đoàn kết nhất chí đồng lòng của toàn quân và dân . Hơn nữa nghĩa quân được tổ chức theo lối chính qui, có kỷ luật nghiêm minh và cùng kiểu trang phục; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương. Trong đội ngũ đã có sự tổ chức, sự huấn luyện đầy đủ và được trang bị khá đàng hoàng, khiến đối phương cũng phải hết sức khâm phục.

Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.

Sự tan rã của nghĩa quân đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.
Trương ly na
17 tháng 3 2017 lúc 21:07

1- Thực dân pháp

+ Thiết lập bộ máy thống trị , tiến hành bóc lột Nam Kì.

+ Chuẩn bị đánh Bắc Kì .

- Triều đình huế : Thi hành chính sách đối nội , đối ngoại lỗi thời -> Nhân dân nổi dậy khắp nơi

Trương ly na
17 tháng 3 2017 lúc 21:16

2. Ngày 3-4 -1874 quân pháp , do viên đại tá ri-vi -e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội....... trong khi đó , quân pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng bắc kì.

DIỄN BIẾN TRONG SÁCH GIÁO KHOA TRANG 122

Nguyễn Tấn Dũng
30 tháng 3 2017 lúc 22:44

Khi Pháp xâm lược Việt Nam,nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã diễn ra khắp nơi trên cả nước.

Ngay trong triều đình Huế có hai phái đối lập nhau :phái chủ chiến và phái chủ hòa.

Phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân đánh Pháp do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với Pháp.

Thực dân Pháp lo ngại về phái chủ chiến nên tìm cách tiêu diệt.Một phần vì muốn giành lại đất nước,phần lo rằng Pháp sẽ tấn công nên Tôn Thất Thuyết quyết định mở cuộc tấn công vào hai trụ sở chính của Pháp ở kinh thành Huế nhưng thất bại và quân Pháp tấn công Kinh thành Huế.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở(Quảng Trị).

Tại đây ngày 13-7-1885,ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương" tức là giúp vua cứu nước.Kêu gọi văn thân,sĩ phu cứu nước.

Roronoa Zoro
1 tháng 5 2017 lúc 21:21

1)

Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới ; đẩy mạnh Chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai ; xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

2)


Các câu hỏi tương tự
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Trương Kiệt
Xem chi tiết
Trọng Trương văn
Xem chi tiết
Bảo Duy Cute
Xem chi tiết
Nguyễn Huệ
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Hà Linh
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết