Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thu Quỳnh Nguyễn

1. Tìm hiểu về nền văn minh lúa nước ở Đông Nam Á?
2. Tìm hiểu về sự hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên nước giữa các quốc gia liên
quan đến hệ thống sông Mekong?
3. Tìm hiểu về sự hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên biển giữa các quốc gia liên
quan đến vùng biển Đông?

Trịnh Long
9 tháng 2 2020 lúc 15:31

Câu 1:

Đông Nam Á - Nền văn minh lúa nước, văn hoá xóm làng

Đông Nam Á là một vùng đất rộng, chiếm một phần khá lớn diện tích trái đất - khoảng 4 tiệu km2. Theo các nhà nghiên cứu, Đông Nam Á nằm ở vị trí khoảng 92 độ đến 140 độ kinh Đông và từ khoảng 28 độ vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15 độ vĩ Nam. Hiện nay khu vực Đông Nam Á có 10 nước, khoảng 500 triệu dân.

Quan niệm về Đông Nam Á với tư cách là một khu vực riêng biệt có từ lâu. Tuy nhiên cụm từ này cùng với sự phát triển của vùng đất và cư dân mà nó bao hàm càng được nhận thức sâu sắc, hoàn thiện, đầy đủ, chính xác hơn và tên gọi cũng có những cách gọi khác nhau tùy theo sự hiểu biết, mục đích của mỗi nước, vùng lãnh thổ, mỗi nghề nghiệp của những tập đoàn người trong và ngoài khu vực, trong đó có những tên gọi khá đặc thù. Người Ấn Độ gọi khu vực này là vùng đất vàng (Suvarnabhumi) hay đảo vàng (Suvarnadvipa). Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được xem như là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải, là “ống thông gió”, là “ngã tư đường”, rất thuận lợi cho việc buôn bán. Những thương gia thời kỳ này xem đây là thị trường tốt kinh doanh hương liệu, gia vị và những sản phẩm “kỳ lạ” khác, gọi khu vực này là “một vùng thần bí”…Theo các nhà nghiên cứu, mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đông Nam Á mới thực sự xuất hiện trên bản đồ thế giới với tư cách là một khu vực riêng biệt có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Đông Nam Á không chỉ ở vị trí địa lý – chính trị và quan sự mà nó còn là một trung tâm văn minh, một khu vực địa lý – lịch sử - văn hóa ít nhất nổi lên từ thế kỷ thứ XVI. Trên cái nền chung là cơ tầng văn hóa bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu có chọn lộc làn sóng văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đã sáng tạo, định hình và phát triển mạnh mẽ hơn với sự ra đời của các vương quốc cổ, tạo dựng nền văn hóa chung khu vực riêng biệt, khá độc đáo! Từ những đặc điểm địa lý, gió mùa, khí hâu biển, cư dân Đông Nam Á lấy sản xuất nông nghiệp cây lúa nướclàm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là “cái nôi” của cây lúa nươc và là một trong năm trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Các nhà nghiên cho rằng, Niên đại nông nghiệp Đông Nam Á có hơn một vạn năm (trước Công nguyên), Đông Nam Á làm cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới! Nền sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng cây lúa nước nói riêng với thiên nhiên, khi hâu khắc nghiệt, khoa học - kỹ thuật chưa phát triển, sức người, sức động vật trâu bò là lực lượng lao động, là công cụ sản xuất chính với phương thức canh tác truyền thống, thủ công… đã tạo nên một cộng đồng dân cư trong khối đoàn kết, thủy chung, có quan hệ chủ yếu dòng họ, huyết thống, hình thành những xóm ấp, làng xã. Sản xuất nông nghiệp lúa nước có thể được xem là cội nguồn, là nền tảng văn hóa, là mẫu số chung của nền văn minh khu vực Đông Nam Á – đó là nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa núi đồi, nửa rừng với đủ các dạng đan xen phức tạp – là nên văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng. Trong thời kỳ phát triển mới, khu vực Đông Nam Á cần phải thiết lập, phát triển trở thành “một cộng đồng, một bản sắc, một tầm nhìn” có vị trí xứng đáng trên chính trường quốc tế!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phương Huyền
Xem chi tiết
Phương Huyền
Xem chi tiết
Phương Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt 8/1
Xem chi tiết
noname
Xem chi tiết
Tà Băng
Xem chi tiết
Hoàn Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Phan
Xem chi tiết