1. Thời Lý nhân dân ta đã kháng chiến chống kẻ thù xâm lược nào? Khái quát nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077)
2. Nêu nghệ thuật đánh giặc của cuộc kháng chiến của Nhà Trần chống quân Mông – Nguyên ( 1258-1288)
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) trải qua những giai đoạn nào? Nêu nét chính của từng giai đoạn.
4. Em có suy nghĩ gì về những tấm gương hi sinh anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
5. Nghệ thuật đánh giặc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như thế nào? Lê Lợi đã kế thừa cách đánh giặc nào của ông, cha ta từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước đó ?
6. Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về nhà nước thời Lê Sơ ?
7. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
8. Bộ Luật Hồng Đức có nội dung như thế nào? Nêu điểm tiến bộ của Luật Hồng Đức so với các bộ luật thời phong kiến.
9. Tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ.
10. Trình bày những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ.
1. Thời Lý nhân dân ta đã kháng chiến chống kẻ thù xâm lược nào? Khái quát nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077)
=> Chống Tống.( Còn về vài nét của cuộc kháng chiến thì em xem trong vở ghi chắc cô giáo có cho ghi. Nếu không thì hỏi thầy nhé )
2. Nêu nghệ thuật đánh giặc của cuộc kháng chiến của Nhà Trần chống quân Mông – Nguyên ( 1258-1288)
=> Thủy chiến là một trong những nghệ thuật đặc sắc để đánh giặc của nhà Trần.( Em có thể thêm một vài chi tiết như đường lối đánh giặc, sự lãnh đạo của các kiện tướng )
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) trải qua những giai đoạn nào? Nêu nét chính của từng giai đoạn.
=> Có ba giai đoạn là: vùng núi Thanh Hóa( 1418- 1423) ; tiến quân vào phía Nam( 1424-1425); giải phóng Đông Quan( 1426-1427).( Còn về nét chính em tìm tìm tư liệu vở ghi nhé)
5. Nghệ thuật đánh giặc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như thế nào? Lê Lợi đã kế thừa cách đánh giặc nào của ông, cha ta từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước đó ?
=> Nghệ thuật " vây thành, diệt viện ". Lê Lợi dùng cách đánh du kích của Triệu Quang Phục.
6. Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về nhà nước thời Lê Sơ ?
=> * Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu triều đình là vua.
+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
- Ở địa phương:
+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.
+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
*Nhận xét: nhà Lê sơ tuy mới thành lập nhưng cũng có khá nhiều bước ngoặt về kinh tế, luật pháp, quân đội. Đặc biệt dưới thời Lê sơ ban hành bộ luật "Hồng Đức", trong luật còn có thêm luật bảo vệ phụ nữ mà chưa thời nào có luật này.
7. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
8. Bộ Luật Hồng Đức có nội dung như thế nào? Nêu điểm tiến bộ của Luật Hồng Đức so với các bộ luật thời phong kiến.
Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ Bảo vệ chủ quyền quốc gia Khuyến khích phát triển kinh tế Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữTiến bộ của luật là cso thêm luật bảo vệ phụ nữ
9. Tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ.
*Kinh tế
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
* Xã hội
=> -Giai cấp địa chủ phong kiến năm quyền bóc lột nhân dân
- Giai cấp nông dân chiếm đa số,phải nộp tô thuế, phục vụ cho nhà nước
- Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, nộp thuế cho nhà nước
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất
10. Trình bày những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ.
=> * Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
Nhiều câu hỏi như này em nên chia ra các câu nhỏ để các bạn trả lời nhé! Chúc em học tốt!