Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

1/ Theo em, các thông tin trên đề cập tới mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào?

2/ Từ các thông tin trên, em hãy nêu khái quát tác động qua lại giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. Cho ví dụ minh hoạ.

datcoder
18 tháng 7 2024 lúc 17:45

1/ Các thông tin trên đề cập tới mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. Mối quan hệ đó được biểu hiện như sau:

+ Quy định trong Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế là cơ sở để Nhà nước Việt Nam xây dựng các quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam, bảo đảm cho các quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam phù hợp, không trái với quy định trong Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế.

+ Ngược lại, việc nội luật hoá các quy định của WTO và sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định trong các đạo luật của nước ta cho phù hợp với quy định của tổ chức quốc tế này đã góp phần mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, tầm ảnh hưởng và thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.

2/ Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

+ Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế. Ví dụ: Khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì quy định trong Công ước này trở thành cơ sở để xây dựng các quy định trong Luật Trẻ em của Việt Nam, bảo đảm cho quy định trong Luật Trẻ em phù hợp, không trái với các quy định trong Công ước trên. Từ đó góp phần làm cho pháp luật Việt Nam hoàn thiện hơn.

+ Luật quốc gia tạo cơ sở cho sự hình thành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế. Quy định trong các đạo luật của quốc gia phải phù hợp, không được trái với quy định của pháp luật quốc tế. Ví dụ: trên cơ sở thẩm quyền do Hiến pháp quy định, các cơ quan nhà nước của Việt Nam đã tham gia đàm phán và kí kết thành công nhiều điều ước quốc tế với các nước khác, qua đó góp phần làm hình thành thêm các quy định mới của pháp luật quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.