1. Thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo? Cho ví dụ.
2. Thế nào là nhân nghĩa? Dân tộc ta có truyền thống nhân nghĩa không? Cho ví dụ.
3. Thế nào là lòng yêu nước? Hãy chứng minh dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
4. Thế nào là hiếu học? Hãy cho biết học sinh ngày nay có còn truyền thống đó hay không? Cho ví dụ.
p/s: Tui cũng không biết tại sao GDCD 9 lại có mấy câu này .
1.Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình
_Ví dụ:
+Lễ phép với thầy cô.
+Xin phép thầy trước khi vào lớp.
+Hỏi thăm thầy cô khi đau ốm.
+Cố gắng học thật giỏi.
2.
_Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam
_Dân tộc ta có truyền thống nhân nghĩa từ bao đời nay :
Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau Nhường nhịn đùm bọc nhau, Vị tha bao dung độ lượng3.
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của tổ quốc.
_CM:
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu.Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc dân tộc mình.Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc.