Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kielasd Nguyễn

1. thế nào là chuyển động cơ học?

2. thế nào là tính tương đối của chuyển động cơ học. nêu ví dụ minh họa về tính tương đối của chuyển động và đứng yên?

3. vận tốc được xác định bằng công thức nào? nêu ký hiệu, đơn vị từng đại lượng có trong công thức?

4. thế nào là chuyển động đều? thế nào là chuyển động không đều?

5. nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ. hai lực cân bằng là gì?

6. khi nào có lực ma sát trượt, ma sát lăn? cho một ví dụ về lực ma sát trượt và ma sát lăn?

7. nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet. nêu kí hiệu, đơn vị từng đại lượng có trong công thức?

8. nêu công thức tính công, giải thích các đại lượng trong công thức, đơn vị của từng đại lượng?

9. phát biểu định luật về công?

10. công suất là gì? nêu công thức tính công suất và giải thích từng đại lượng trong công thức, đơn vị của từng đại lượng?

Thien Nguyen
20 tháng 4 2020 lúc 17:06

1. Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

2. Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.

- Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.

- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

3. Vận tốc được tính bằng công thức: v = \(\frac{s}{t}\)

Trong đó:

+v : vận tốc

+ s: quãng đường

+ t: thời gian đi hết quãng đường đó

4. a. Chuyển động đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

b. Chuyển động không đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

5. Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

- Ký hiệu:\overrightarrow F

- Cường độ: F

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

6. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

VD: lau nhà, viết bảng,...

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

VD: bánh xe

7. Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: {F_A} = d.V

Trong đó:

+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng \left( {N/{m^3}} \right)

+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \left( {{m^3}} \right)

8. Công thức tính công cơ học khi lựcF làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực:

A = F.s

Trong đó:

+ A: công của lực F

+ F: lực tác dụng vào vật \left( N \right)

+ S: quãng đường vật dịch chuyển \left( m \right)

- Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1{\rm{ }}N.m

+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên

+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

9. Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

- Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Lực tác dụng vào vật

+ Quãng đường vật dịch chuyển

10. - Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian

- Công thức: P = \(\frac{A}{t}\)

Trong đó:

+ A: công thực hiện \left( J \right)

+ t: khoảng thời gian thực hiện công A{\rm{ }}\left( s \right)

Công suất còn được tính bởi biểu thức: P = Fv

Do: P = \(\frac{A}{t}=\frac{Fs}{t}=F.v\)

Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)

\begin{array}{*{20}{l}}{1W{\rm{ }} = {\rm{ }}1J/s}\\{1kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000W}\\{1MW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000{\rm{ }}kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000000W}\end{array}


Các câu hỏi tương tự
Kaneki Ken
Xem chi tiết
ngocanh nguyen
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
huu nguyen
Xem chi tiết
thiện nhân
Xem chi tiết
tuấn nguyễn
Xem chi tiết
Hoa 2706 Khuc
Xem chi tiết
xuân nguyên
Xem chi tiết
Ánh Tuyết 8C Mai Thị
Xem chi tiết