Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trà My

1. Tại sao người già xương thường xốp, dễ gãy ?

2. Em hiểu gì về xương thủy tinh

3. Đối với tuổi thiếu niên để có 1 bộ xương lý tưởng , em cần làm gì ?

4. Vì sao tuổi già khi gãy xương khó hồi phục hơn so với tuổi trẻ ?

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
9 tháng 10 2017 lúc 21:31

Câu 1:

Ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
9 tháng 10 2017 lúc 21:31

Câu 2:

Bệnh xương thủy tinh (xương dễ gãy) là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương. Người mắc bệnh này thường dễ vỡ xương, mặc dù có thể ít hoặc không có tổn thương rõ ràng. Ngoài gãy xương, người bệnh đôi khi bị yếu cơ hoặc lỏng khớp và thường mắc dị tật xương bao gồm tầm vóc nhỏ, vẹo cột sống (cong cột sống), các xương dài hình cung. Bệnh xương thủy tinh gồm có 4 loại, đặc trưng bởi tần suất và mức độ nghiêm trọng của xương gãy, bao gồm:

Loại I: đây là loại xương thủy tinh nhẹ và phổ biến nhất. Những người mắc xương dễ gãy loại I khi còn nhỏ và niên thiếu thường do chấn thương nhỏ gây ra;

Loại II: đây là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh xương thủy tinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường chết trong năm đầu tiên sau sinh;

Loại III: bệnh xương dễ gãy có các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nặng. Trẻ sơ sinh bị xương thủy tinh

loại III có xương rất mềm, dễ vỡ và có thể bắt đầu gãy trước khi sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh;

Loại IV: đây là hình thức bệnh tương tự như loại I. Bệnh nhân thường cần khung chân hoặc nạng để đi bộ. Tuổi thọ của họ gần hoặc giống với người bình thường.

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
9 tháng 10 2017 lúc 21:31

Câu 3:

Tập thể duc

Ăn uống đầy đủ

.................

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
9 tháng 10 2017 lúc 21:31

Câu 4:

Người già dễ bị gãy xương là vì ở nguời già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống; tính dẻo dai và chắc chắn cũng giảm; đồng thời xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy khi có va chạm mạnh. chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình định dưỡng xương. độ tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi.


Các câu hỏi tương tự
Triết Nguyễn
Xem chi tiết
Nữ Thần Ngọt Ngào
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Nhi
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Tùng Ta
Xem chi tiết
Phan Ngọc Nguyên
Xem chi tiết
Mai Thắng Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết