1) Sao Anh được coi là chủ nghĩa đế quốc thực dân ?
2) Điểm chứng tỏ đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới.
3) Trình bày cách mạng Nga (1905 - 1907).
4) Trình bày cách mạng Tân Hợi (1911).
5) Cuộc Duy Tân Minh trị được coi là cuộc cách mạng tư sản không ? Vì sao ?
6) Điều chứng tỏ Nhật chuyển sang gia đoạn đế quốc cuối XIX - đầu XX.
*hạn: trước 20/10/2017
1) Sao Anh được coi là chủ nghĩa đế quốc thực dân ?
Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù
2) Điểm chứng tỏ đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới
Hướng dẫn giải:
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới vì đấu tranh kiên quyết cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác. dựa vào quần chúng nhân dân lao động đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội.
3) Trình bày cách mạng Nga (1905 - 1907).
- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :
+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Níia hoàna đây nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ",...
- Diễn biến :
+ Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 - 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dán và binh lính
+ Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay khổng vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức. công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
+ Tiếp đó. tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ờ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.
4) Trình bày cách mạng Tân Hợi (1911).
Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do. Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 - 10 - 1911).
Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dán lên miền Bắc Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.
Ngày 29 - 12 - 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải - vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 - 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc
Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
5) Cuộc Duy Tân Minh trị được coi là cuộc cách mạng tư sản không ? Vì sao ?
- Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.
+ Mục đích : lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.
+ Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.
+ Động lực cách mạng : đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
- Tìm những điểm giống và khác với cuộc Duy tân Minh Trị để giải thích
6) Điều chứng tỏ Nhật chuyển sang gia đoạn đế quốc cuối XIX - đầu XX
- Tập trung vào hai sự kiện chính : sự xuất hiện của các công ti độc quyền ; chiến tranh tranh giành lãnh thổ với các nước đế quốc khác.
- Để hiểu sâu kiến thức, học sinh cần :
+ Giải thích được khi nào thì các công ti độc quyền xuất hiện, vai trò của các công ti này.
+ Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
Câu 1: Mk chỉ ghi tóm tắt thôi nhé:
Do nước Anh có hai đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau , bảo vệ lợi ích cho GCTS nên rất chú trọng việc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, có diện tích thuộc địa lớn nhất thế giới, gấp nhiều lần các nước khác, ở đâu cũng có thuộc địa của Anh.
Câu 2:
Do Đảng này không ủng hộ chính phủ tư sản đế quốc mà tiếp tục đấu tranh dũng cảm để bảo vệ sự nghiệp của giai cấp công nhân, cho người lao động và cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác (SGK)
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng; nhiều nhà máy, xí nghiệp bị đóng cửa; số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.
- Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh Nga-Nhật.
*Diễn biến:
- Ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân cùng gia đình kéo đến Cung điện Mùa Đông đòi Nga hoàng tăng lương, giảm giờ làm.
- Tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy đấu tranh chống lại địa chủ.
- Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa, sau đó lan ra nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác.
- Tháng 12 - 1905, cuộc đấu tranh vũ trang nổ ra ở Mát - xcơ - va nhưng không giành được thắng lợi.
- Phong trào đấu tranh còn diễn ra ở nhiều nơi trên toàn nước Nga đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
Câu 6:
- Nhờ số tiền bồi thường sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (nước nào thua sẽ phải bồi thường cho nước thắng trận) và của cải cướp được ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
- Do sự xuất hiện của các công ti độc quyền, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế , chính trị của nước Nhật.
\(\Rightarrow\) Giới cầm quyền ở Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và bành trướng. Thuộc địa của Nhật Bản ngày càng được mở rộng.