1. Phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a) Tính trạng trội là những tinh trạng có lợi, tính trạng lan là những tinh trạng có hại.
b) Nếu P thuần chủng và tương phản, F1 đồng tính thì tinh trạng dược biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
c) Nếu tỷ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỷ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng di truyền đoc lập với nhau.
d) Khi nghiên cứu sự di truyền của các tính trạng trên đối tượng ruồi giấm, Menden đã phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết.
2. Trong tế bào của 1 loài sinh vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen A,a và B,b. Hãy viết kiểu gen của tế bào này trong trường hợp cặp gen A,a nằm trên NST thường cặp gen B,b nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
Khang EM LÀM SAI NHIỀU LẮM NÈ!
---
1)
a) Tính trạng trội là một tính trạng biểu hiện cho kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Ví dụ như các bệnh tật do các gen trội quy định như tật nhiều ngón tay ngón chân. Nên tính trạng trội chưa chắc có lợi.Nó chỉ là đa số chứ không phải tất cả.
=> SAI
b) P thuần chủng tương phải, nhưng đề bài không có nêu rõ trội hoàn toàn hay không hoàn toàn nên nếu trội không hoàn toàn F1 sẽ thể hiện tính trạng trung gian chứ không phải tính trạng trội.
Sơ đồ:
P: AA(hoa đỏ) x aa( hoa trắng)
G(P):A________a
F1: Aa (100%)___Hoa hồng (100%)
=> SAI
c) Đúng.
Ví dụ như thí nghiệm của Menđen:
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn= (3 vàng: 1 xanh) x (3 trơn: 1 nhăn)
=> ĐÚNG
d) Người phát hiện quy luật di truyền liên kết là Moocgan không phải Menđen.
=> SAI.
1. Phát biểu đúng:
a) Vì những tính trạng trội thường là tính trạng tốt, được qua chọn lọc tự nhiên và được biểu hiện ra bên ngoài, còn tính trạng lặn là tính trạng xấu.
b) Giải thích bằng sơ đồ lai:
P : AABB x aabb
GP: AB ; ab
F1: AaBb (100% tính trạng trội)
c)Giải thích: theo qui luật phân li độc lập của Menđen thì tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình.
d) Sai. Người phát hiện ra qui luật di truyền liên kết là Moocgan.
Bài 2:
AAXBXB
AAXBY
AAXBXb
AAXbY
AAXbXb
AaXBXB
AaXBY
AaXBXb
AaXbY
AaXbXb
aaXBXB
aaXBY
aaXBXb
aaXbY
aaXbXb