Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Mai phương

1) Phân biệt ròng rọc cố định với ròng rọc động. Dựa vào đặc điểm nào?

2) 1 vật khối lượng 70 kg. Nếu dùng ròng rọc động thì lực kéo tối thiểu bao nhiêu?

3) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí?

4) Khi nở vì nhiệt thì thể tích khối lượng riêng thay đổi như thế nào? Khối lượng có thay đổi không?

5) Hãy kể một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt?

6) Tại sao đun nước ta không được đổ đầy ấm?

7) Kể tên một số nhiệt kế mà em biết? Nhiệt kế đó dùng để đo gì?

8) Hãy cho biết các mốc đo nhiệt độ?

9) Pa-lăng là gì? Dùng pa-lăng có 2 ròng rọc cố định và ròng rọc động kéo vật 100 kg thì lực kéo tối thiểu bao nhiêu?

10) Pa-lăng kép là gì? Tại sao khi đun nóng hay làm lạnh băng kép cong và cong như thế nào?

Giúp mình với ạ!

Trúc Giang
25 tháng 5 2020 lúc 21:33

1)

- Ròng rọc cố định : không cho ta lợi về lực, chỉ đổi chiều kéo vật

- Ròng rọc động: cho ta lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi

3)

*Giống nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

*Khác nhau:

- Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau và chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

- Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất khí: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau và chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất .

5)

- Khinh khí cầu

- Nhiệt kế

- Để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray

6) Vì khi nấu nước, nước trong ấm sẽ nở ra, đến một thời điểm nước sẽ vượt quá thể tích của ấm (vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, nước nở ra nhanh hơn ấm), làm nước tràn ra ngoài.

7)

+ Nhiệt kế y tế : dùng để đo nhiệt độ cơ thể

+ Nhiệt kế thủy ngân: dùng để đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm

+ Nhiệt kế rượu : dùng để đo nhiệt độ không khí


Các câu hỏi tương tự
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
nguyễn Hường
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Trần Trọng An
Xem chi tiết
Trương Mỹ Dinh
Xem chi tiết
Lưu Ngọc Bảo Chi
Xem chi tiết
Nhok Cá Tính
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Quỳnh Như
Xem chi tiết