1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
2. Tại sao nói: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới ? Nguyên nhân đưa đến sự phát triển đó ?
3. Nêu hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của Chính sách mới Tổng thống Mĩ Rudơven ?
4. Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai ? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay ? Nhiệm vụ của chúng ta ?
5. Nguyên nhân, nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
6. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ hai như thế nào ?
7. Trình bày chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2 ? Ý nghĩa ?
8.Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất, hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Hác - măng, hiệp ước Pa-tơ-nốt.
9.Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?
10. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
11. Nêu hiểu biết của em về phong trào Cần Vương ? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
5. Nguyên nhân, nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
6. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ hai như thế nào ?
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...
- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.
=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc
- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:
- Âm mưu của Pháp: lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 (ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh). => Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp đổ bộ vào Hà Nội.
- Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta hạ khí giới và giao thành không điều kiện.
- Ngày 25 - 4 - 1882, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.
- Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.
- Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
7. Trình bày chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2 ? Ý nghĩa ?
* Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.
* Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1883
+ Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội.
+ Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản chống giặc. Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Rivie phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu.
+ Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả tướng giặc Rivie.
- Ý nghĩa:
+Hai chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
+ Làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mang, dao động.
+ Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.
9.Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
10. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.