Ôn tập học kỳ II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị lệ thủy

1. Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn

2. Nêu thành phần môi trường trong của cơ thể

3. Nêu thành phần của máu

4. nhóm máu

5. máu vận chuyển dược trong tĩnh mạch nhờ những tác động nào

6. biện pháp bảo vệ hệ tuần hoàn tránh các tác nhân gây hại

7. nêu cấu tạo của hệ hô hấp

8. nêu sự trao đổi khí ở tế bào và trao đổi khí ở phổi

9. cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp

10. các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại

11. hệ tiêu hóa gồm những bộ phận nào

12. quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, ở dạ dày

13. vai trò của gan, của axit trong dạ dày

Nguyễn Phương Thảo
25 tháng 12 2017 lúc 20:40

2. - môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước, mô, bạch huyết.

3. THÀNH PHẦN CỦA MÁU

- huyết tương : 55% thể tích của máu

- các tế bao máu: 45% của máu

+ hồng cầu

+ bạch cầu

+ tiểu cầu

4. - nhóm máu ở người: A, B, AB, O

5. ở tĩnh mạch, máu vận chuyển đc là nhờ:

- lực co bóp của các cơ quanh thành mạch

- sức hút của lồng ngực khi hít vào

- sức hút của tâm thất khi co

- van 1 chiều

6. - thường xuyên tập thể dục thể thao vừa sức

- làm việc điều độ, ăn uống đầy đủ chất.

8. * TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI

- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu

- CO2 khuếch tán máu vào phế nang

* TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO

- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào

- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu

10. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP TRÁNH CÁC TÁC NHÂN:

- đeo khẩu trang

- ko hút thuốc lá

- sử dụng các phương tiện ko gây hại cho môi trường

- trồng nhiều cây xanh

- có khu vực xử lí khí thải

- giữ gìn môi trường sống trong sạch

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
26 tháng 12 2017 lúc 21:49

1/+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

2/- Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.

3/Máu gồm:
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan

4/Nhóm A,B,O,AB

5/- sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
- sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
- sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
- các van tĩnh mạch

6/Các biện pháp bảo vệ tuần hoàn là :
- Khắc phục và hạn chế các hoạt động tăng nhịp tim và huyết áp :
+Không sử dụng chất kích thích ( Rược , bia, ma tuý,...)
+Cấn kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện ra các khuyết tật ở tim
+Khi bị sốc cần đều chỏnh theo lời của bác sĩ
+Cần tim phóng các bệnh liên quan đến tim : thương hàn , bạch hầu ... Điều trị kịp thời các bệnh cúm , thấp khớp .
+Hạn chế ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ
(*)Các biện pháp rèn luyện hệ tuần hoàn là:
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức kết hợp xoa bóp
7/Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

8/

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

Các câu hỏi tương tự
Dan_hoang
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
maxi haco
Xem chi tiết
Lan Trịnh Thị
Xem chi tiết
Ma Ket Nhok
Xem chi tiết
Minh Min
Xem chi tiết