Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là
A:bầu trời.
B:đường ray.
C:cây bên đường.
D:đoàn tàu.
2Trong số các loại đèn sau đây, đèn nào phát ra ánh sáng đơn sắc khi hoạt động?
A:Đèn pin.
B:Đèn laze.
C:Đèn pha ô tô.
D:Đèn ống thông dụng.
3Một vật chuyển động trong thời gian t đi được quãng đường có chiều dài S. Độ lớn vận tốc của vật được tính bằng công thức
A:v = t/S
B:v = S/t
C:v = S.t
D:v = 1/ S.t
4Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm và cách thấu kính một khoảng d = 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có đặc điểm là
A:ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
B:ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
C:ảnh ảo, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 10 cm.
D:ảnh thật, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 10 cm.
5Thả một miếng gỗ vào trong một chậu đựng chất lỏng thì thấy phần miếng gỗ ngập trong chất lỏng bằng có thể tích bằng một nửa thể tích của cả miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là
A:3000N/m3.
B:1200N/m3.
C:12000N/m3
D:6000N/m3.
6Trong cách chất: nước, rượu, nước đá và nhôm, chất dẫn nhiệt tốt nhất là
A:rượu.
B:nước đá.
C:nước.
D:nhôm.
7Một kính lúp có số bội giác 5X, tiêu cự của kính lúp có giá trị là
A:
20 cm.
B:5 cm.
C:25 cm.
D:10 cm.
8Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây không đúng?
A:Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ luôn cùng chiều với vật.
B:Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật, tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật.
C:Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo xa thấu kính hơn vật, thấu kính phân kì cho ảnh ảo gần thấu kính hơn vật.
D:Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
9Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc là vì lớp nhũ trắng
A:phản xạ kém và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới.
B:phản xạ kém và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới.
C:phản xạ tốt và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới.
D:phản xạ tốt và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới.
10Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A:Thấu kính phân kì có tiêu cự 125 cm.
B:Thấu kính hội tụ có tiêu cự 12,5 cm.
C:Thấu kính hội tụ có tiêu cự 125 cm.
D:Thấu kính phân kì có tiêu cự 12,5 cm.
11Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ
A:Giảm 6 lần.
B:Tăng 6 lần.
C:tăng 3 lần.
D:giảm 3 lần.
12Mắt của bạn Phương có khoảng cực cận là 10 cm, khoảng cực viễn là 50 cm. Nếu không đeo kính, bạn Phương thấy rõ vật cách mắt
A:nhỏ hơn 10 cm.
B:lớn hơn 10 cm và nhỏ hơn 50 cm.
C:nhỏ hơn 10 cm hoặc lớn hơn 50 cm.
D:lớn hơn 50 cm.
13Hai dây dẫn được làm từ cùng một chất liệu và có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S, dây thứ hai có tiết diện 1,5S. Tỉ số điện trở của dây dẫn thứ nhất và của dây dẫn thứ hai là R1 :R2 bằng
A:9:4
B:4:9
C:2:3
D:3:2
14Trường hợp nào dưới đây lực vừa gây ra biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động?
A:Dùng tay kéo dãn lò xo xoắn.
B:Khi hãm phanh, xe đạp chạy chậm dần.
C:Chiếc vợt đập vào quả bóng ten nít.
D:Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
15Một dòng điện chạy qua một dây điện trở có cường độ I = 2 A thì nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian t = 1 phút là 1200 J. Điện trở của dây bằng
A:0,5 Ω.
B:0,25 Ω.
C:4 Ω.
D:5 Ω.
16Trường hợp nào sau đây không cần tăng ma sát?
A:Khi đưa ô tô vượt qua chỗ lầy.
B:Khi kéo va li trên mặt đất.
C:Khi bóp phanh để xe dừng lại.
D:Khi đi trên nền đất trơn.
17Chọn phát biểu đúng dưới đây.
A:Mắt tốt điều tiết tối đa khi quan sát các vật ở rất xa.
B:Khi điều tiết tối đa, tiêu cự thể thủy tinh của mắt lớn nhất.
C:Khi không điều tiết, tiêu cự thể thủy tinh của mắt nhỏ nhất.
D:Mắt tốt không điều tiết khi quan sát vật ở rất xa.
18Mắt của bạn Mạnh có điểm cực cận và điểm cực viễn cách mắt lần lượt là 15 cm và 70 cm. Bạn Mạnh nhìn rõ được vật nằm cách mắt
A:nhỏ hơn 15 cm hoặc lớn hơn 70 cm.
B:một khoảng lớn hơn 70 cm.
C:lớn hơn 15 cm và nhỏ hơn 70 cm.
D:một khoảng nhỏ hơn 15 cm.
19Trong trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A:Liên tục cho một cực của nam châm lại gần hoặc ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
B:Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
C:Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
D:Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường.
20Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi
A:khoảng cách từ màng lưới đến thể giác mạc.
B:đường kính của con ngươi.
C:tiêu cự của thể thủy tinh để thu được ảnh rõ nét.
D:khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh.
21Nhiệt năng của một vật là
A:tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
B:thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
C:động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
D:tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
22Một người chuyển động trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường còn lại dài l,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường có giá trị là
A:0,5 m/s.
B:0,75 m/s.
C:1,5 m/s.
D:l,25 m/s.
23Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng?
A:Một vật nặng được treo bởi sợi dây.
B:Hòn đá nằm yên trên dốc núi.
C:Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D:Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
24Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện thì cần thiết
A:tăng điện trở của dây truyền tải điện.
B:nâng cao hiệu điện thế trước khi truyền tải điện đi xa.
C:hạ thấp hiệu điện thế trước khi truyền tải điện đi xa.
D:tăng cường độ dòng điện đi qua đường dây truyền tải điện.
25Độ lớn của lực Ac-si-mét tác dụng lên một vật nổi tỉ lệ thuận với
A:thể tích phần nổi của vật.
B:thể tích toàn bộ vật.
C:thể tích chất lỏng.
D:thể tích phần chìm của vật.
26Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A:nhỏ.
B:luân phiên tăng, giảm.
C:lớn.
D:không thay đổi.
27Dùng một kính lúp có tiêu cực f để quan sát vật nhỏ AB cách thấu kính một đoạn là d, thu được ảnh A’B’ là ảnh ảo. Mối quan hệ giữa f và d là
A:
d > 2f
B:d > f
C:2f > d > f
D:f > d
28Một đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp R1 = 30ΩΩ, R2 = 20 ΩΩ . Mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế U = 120 V thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch bằng
A:2,4 A
B:4,2 A
C:6 A
D:4 A
29Một người đứng cách cột điện 40 m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trong màng lưới mắt sẽ cao
A:4 mm.
B:8 mm.
C:6 mm.
D:2 mm.
30Chuyển động nào dưới đây là chuyển động do quán tính?
A:xe máy chạy trên đường ngang.
B:hòn đá lăn từ trên đỉnh núi cao xuống đất.
C:Sau khi dời khỏi cành cây, chiếc lá chao liệng và rơi từ trên cao xuống.
D:Xe đạp vẫn chạy trên đường ngang sau khi thôi không đạp nữa.
31Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, mặt phẳng tới là
A:mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
B:mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C:mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến
D:mặt phẳng chứa tia tới và mặt phân cách.
32Chiếu một chùm tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ. Chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính là chùm sáng
A:phân kì có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính.
B:hội tụ tại tiêu cự của thấu kính.
C:hội tụ tại tiêu điểm chính của thấu kính.
D:song song với trục chính.
33Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực vào vật
A:cùng phương, cùng chiều với vận tốc.
B:cùng phương ngược chiều với vận tốc.
C:có phương bất kỳ so với vận tốc.
D:có phương vuông góc với với vận tốc.
34Cho hai điện trở R1 và R2 (R1 >R2 ). Khi mắc nối tiếp hai điện trở trên thì được đoạn mạch có điện trở 18 Ω, khi mắc song song hai điện trở trên thì được đoạn mạch có điện trở 4 Ω. Giá trị của R1 bằng
A:10 Ω.
B:12 Ω.
C:6 Ω.
D:4 Ω.
35Một dây dẫn mắc lần lượt vào hai hiệu điện thế U1 và U2 thì cường độ dòng điện qua dây dẫn tương ứng là I1 =I và I2 =2I. Tỉ số các hiệu điện thế U1 : U2 bằng
A:2.
B:1:2.
C:4.
D:1:4.
36Một ngọn lửa của cây nến đang cháy, năng lượng nhiệt được truyền
A:chủ yếu xuống dưới.
B:đều theo mọi hướng.
C:chỉ theo phương ngang.
D:chủ yếu lên trên.
37Sự phân tích ánh sáng trắng có thể được quan sát trong thí nghiệm
A:chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
B:chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.
C:chiếu một chùm sáng trắng vuông góc vào giữa gương phẳng.
D:chiếu một chùm sáng trắng vào một gương cầu.
38Thứ tự dẫn nhiệt từ tốt đến kém là
A:đồng, nước, không khí.
B:đồng, không khí, nước.
C:nước, đồng, không khí.
D:nước, không khí, đồng.
39Độ lớn của lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố
A:Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B:Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C:Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
D:Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
40Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
A:chân không.
B:chất khí.
C:chất rắn.
D:chất lỏng.
41Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai điện trở R1 =3R và R2 =2R. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch bằng 15 V. Hiệu điện thế ở hai đầu của R1 bằng
A:
9 V.
B:5 V.
C:6 V
D:2 V.
42Chiếu ánh sáng trắng qua cả hai tấm lọc màu vàng và màu đỏ đặt chồng lên nhau, quan sát đằng sau hai tấm lọc ta thấy
A:gần như không còn ánh sáng nữa.
B:vẫn là ánh sáng trắng như cũ.
C:ánh sáng màu cam (do hai ánh sáng màu đỏ và vàng kết hợp lại).
D:chỉ là ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng vàng, tùy theo tấm kính nào đặt gần nguồn sáng hơn.
43Trong thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, chúng ta đã thực hiện dịch chuyển vật và màn hứng ảnh đến vị trí sao cho ảnh có kích thước bằng vật. Khi đó tiêu cự của thấu kính hội tụ đo được là f = (d+d’)/4, cho rằng giá trị trung bình của f là 7 cm, lúc đó vị trí đặt vật cách thấu kính bằng
A:28 cm.
B:21 cm.
C:14 cm.
D:7 cm.
44Gọi f là tiêu cự của thấu kính, khoảng cách từ quang tâm tới mỗi tiêu điểm của thấu kính hội tụ có giá trị bằng
A:2f.
B:0,5f.
C:f.
D:4f.
45Nguyên nhân tạo thành áp suất khí quyển là
A:Mặt Trăng tác dụng lực vào Trái Đất.
B:Trái Đất tự quay.
C:Mặt Trời tác dụng lực vào Trái Đất.
D:không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
46Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của
A:dòng điện một chiều không đổi.
B:dòng điện không đổi.
C:dòng điện xoay chiều và cả một chiều không đổi.
D:dòng điện xoay chiều.
47Một người đi xe máy với vận tốc 12 m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là
A:4km.
B:14,4 km.
C:240m.
D:2400m.
48Một đoạn mạch gồm hai điện trở 300 Ω và 600 Ω mắc song song, điện trở tương đương của đoạn mạch bằng
A:250 Ω.
B:900 Ω.
C:300 Ω.
D:200 Ω.
49Đơn vị của công là
A:niutơn (N).
B:jun (J).
C:jun/giây (J/s).
D:niutơn/mét (N/m).
50Chọn phát biểu sai khi nói về cơ năng.
A:Vật có cơ năng thì có thể sinh công.
B:Có hai loại thế năng là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
C:Vật có khối lượng càng lớn thì động năng càng nhỏ.
D:Cơ năng do vật chuyển động mà có gọi là động năng.