Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
quyền

1. Một ion M3+ có tổng số hạt (electron, nơtron, proton) bằng 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19.

a. Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn.

b. Viết cấu hình electron của các ion do M tạo ra.

2. Phần trăm  khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.

a. Xác định R biết a:b=11:4.

b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.

            c. Xác định loại liên kết hóa học của R với hiđro và của R với oxi trong hai hợp chất trên.

hóa
13 tháng 3 2016 lúc 8:28

1/Đặt Z, N lần lượt là số hạt p, n có trong nguyên tử M

ta có hệ phương trình

            \(\begin{cases}2Z+N=79+3\\2Z-N=19+3\end{cases}\)\(\Rightarrow\begin{cases}Z=26\\N=30\end{cases}\)

a. Cấu hình electron nguyên tử của M là: 1s22s22p63s23p63d64s2

M ở ô thứ 26, chu kì 4 nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron của ion Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d6

 Cấu hình electron của ion Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5

 

hóa
13 tháng 3 2016 lúc 9:01

2.

Vì R tạo được hợp chất khí với H nên R là phi kim.

Giả sử R thuộc nhóm x (x\(\ge\)4).

Theo giả thiết

công thức của R với H là RH8-x \(\Rightarrow\)a=\(\frac{R}{R+8-x}.100\)

công thức oxit cao nhất của R là R2Ox

\(\Rightarrow\) b=\(\frac{2R}{2R+16x}.100\) \(\Leftrightarrow\) b= \(\frac{R}{R+8x}.100\)

suy ra  \(\frac{a}{b}=\frac{R+8x}{R+8-x}=\frac{11}{4}\)\(\Leftrightarrow R=\frac{43x-88}{7}\)

Xét bảng   

x R 4 5 6 7 12 có C 18,14 loại 24,28 loại 30,42 loại       

a/ Vậy R là C

b/

Công thức của R với H là CH4

Công thức electron C : H : H : H : H   ; Công thức cấu tạo   C - H - - - H H H

Oxti cao nhất của R là  CO2

Công thức electron O:: C ::O; Công thức cấu tạo O=C=O

c.

Trong hợp chất CH4\(\Delta\chi=\chi_C-\chi_H\)=2,55-0,22=0,35<0,4  nên liên kết giữa C-H là liên kết cộng hóa trị không cực

Trong hợp chất CO2 có 0, \(\Delta\chi=\chi_O-\chi_C\) =3,44-2,55=0,89

 \(\Rightarrow\) 0,4<\(\Delta\chi=0,89\)<1,7  nên liên kết giữa C=O là liên kết cộng hóa trị phân cực


Các câu hỏi tương tự
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Kiều Thanh Hằng
Xem chi tiết
Tâm Thanh Hoàng
Xem chi tiết
Nhan Thị Thảo Vy
Xem chi tiết
Nhan Thị Thảo Vy
Xem chi tiết
Nguyễn thị hải ly
Xem chi tiết
Nhan Thị Thảo Vy
Xem chi tiết
Nhan Thị Thảo Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Ngọc
Xem chi tiết