1) Kể tên các đại diện ruột khoang thường gặp ở nước ta? Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Vai trò của ngành ruột khoang?
2) Trình bày vòng đời của: Sán lá gan, giun đũa? Các biện pháp phòng chống giun sán ký sinh? Cơ chế lây nhiễm của giun sán ký sinh?
3) Cấu tạo vỏ trai sông? Cấu tạo cơ thể trai sông? Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa ntn đối với môi trường nước?
P/S: *Cần gấp*
1. *Các đại diện ngành ruột khoang là: sứa, hải quỳ, san hô, ...
*Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:
+ Đối xứng tỏa tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
+ Có tế bào gai để tấn công và tự vệ.
*Vai trò của ngành ruột khoang:
- Lợi ích:
+ Làm thức ăn cho người.
+ Làm vật trang trí.
+ Cung cấp đá vôi cho xây dựng.
+ Tạo cảnh quan độc đáo ở đại dương.
- Tác hại:
+ Một số loại sứa gây độc.
3. *Cấu tạo vỏ trai sông:
- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.
- Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp sà cừ, lớp đá vôi.
*Cấu tạo cơ thể trai sông:
- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa là tấm mang.
+ Trong là thân trai.
- Chân rìu.
* Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa đối với môi trường nước là: Trai sông hút nước lấy thức ăn → Lọc sạch nước.
1. san, hô sứa, thuỷ tức .
dặc điểm chung
cơ thể đối xứng toạ tròn
ruột dạng túi
tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng
thành cơ thẻ có hai lớp tế bào
vai trò
phát triển du lịch
làm đồ trang sức
cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số ddộng vật
3) Cấu tạo vỏ trai sông? Cấu tạo cơ thể trai sông? Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa ntn đối với môi trường nước?
1, Vỏ trai: Gồm có 2 mảnh vỏ gắn nhau nhờ bản lề gắn nhau cộng với 2 cơ kép vỏ có tác dụng đóng mở vỏ và bảo vệ phần trong.
- Cấu tạo: gồm có 3 lớp.
+ Lớp ngoài cùng là lớp sừng.
+ Lớp giữa là lớp đá vôi.
+ Trong cùng là lớp sà cừ óng ánh.
2, cơ thể trai:
- Dưới vỏ là áo trai.
+ Mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi.
+ Mặt trong tạo khoang áo có ống hút và ống thoát.
- Hai tấm mang.
- Cơ thể trai:
+ Phía trong là thân trai.
+ Phía ngoài là thân trai (lưỡi rìu).
2) Trình bày vòng đời của: Sán lá gan, giun đũa?
- Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).
- Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.
Các biện pháp phòng chống giun sán ký sinh?
- Vệ sinh môi trường, nhà ở, quản lý chặt chẽ về rác, chất thải,... - Cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để bón phân. - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Tẩy giun ít nhất 6 tháng một lần.Cơ chế lây nhiễm của giun sán ký sinh?
Cách phòng chống giun sán kí sinh ở người
1) Kể tên các đại diện ruột khoang thường gặp ở nước ta?
+ Sứa
+ San hô
+ hải quỳ
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
* Đặc điểm chung của ngsành ruột khoang:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi. Sống dị dưỡng
- Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
Vai trò của ngành ruột khoang?
* Vai trò của ngành ruột khoang:
- Trong tư nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển
- Đối với đời sống :
+ Làm đồ trang trí , trang sức : San hô
+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá