C1: trình bà& vai trò của ĐVNS ?
C2: Đặc điểm chung của ruột khoang ?
C3: vòng đời sán lá gan biện pháp phòng chống sán ?
C4: cấu tạo của giun đũa, giun đốt vòng đời của giun đũa
C5: các thao tác mổ giun đất
C6: đặc điểm chung của thân mềm, vai trò của thân mềm?
C7: cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm ? Người ta thường câu tôm vào thời điểm nào trong ngày?
C8: cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu ?
Các bn giúp mik với. mik sẽ tick cho bn nào tl nhanh nhất và đùng nhất. nhưng phải là full nhé ^^ thank
C1:
* Vai của của ĐVNS :
Có lợi
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
- Có ý nghĩa là mặt địa chất
Tác hại : một số ĐVNS gây bệnh cho người và động vật ( trùng kiết lị, trùng sốt rét,..)
C2:
* Đặc điểm chung của ngành ruột khoang :
- Cơ thể đối xứng toả tròn
- Ruột dạng túi, miệng vừa là nơi nhận thức ăn, vừa thải bã
- Thành cơ thể có cấu tạo 2 lớp, giữa là tầng keo
- Sống dị dưỡng
- Đều có tb gai tự vệ và tấn công
Câu 1 : Vai trò của động vật Nguyên Sinh:
Vai trò thực tiễn:
* Có lợi:
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
- Có ý nghĩa về mặt địa chất.
* Có hại:
- Gây bệnh ở người và động vật .
Câu 2 :
Đặc điểm chung: - Cơ thể đối xứng tỏa tròn - Ruột dạng túi - Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai - Sống dị dưỡng - Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo. Câu 3 :Vòng đời của Sán lá gan : - Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò). - Biện pháp phòng tránh : - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước. Câu 4 : Vòng đời của giun đũa : Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy. - Cấu tạo của giun đũa Cấu tạo ngoài : + Hình trụ dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc. Cấu tạo trong: + Cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển + Cơ thể có khoang chưa chính thức + Ống tiêu hóa phân hóa: ruột thẳng, có thêm ruột sau và hậu môn + Tuyến sinh dục phát triển dài, cuộn khúc . - Cấu tạo của giun đốt : - Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu.
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- Có lớp vỏ Cuticun.
- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
- Đa số sống kí sinh.
Câu 6 : Đặc điểm chung:
- Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi
- Có khoang áo.
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản
Vai trò:
+ Làm thực phẩm cho con người
+ Nguyên liệu xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho động vật
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Có ý nghĩa địa chất - Tác hại:
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
+ Làm hại cây trồng.
Câu 7 : * Cấu tạo
Cơ thể tôm có 2 phần :phần đầu - ngực gắn liền , bụng.
1 Vỏ cơ thể : - Vỏ tôm có cấu tạo = kitin , nhờ ngấm canxi nên vỏ tôm cứng cáp , làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển .
- Vỏ tôm chứa các sắc tố của môi trường.
* Dinh dưỡng :
- Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối ( ăn chạp )
- Thức ăn qua miệng và hầu , đc tiêu hóa ở dạ dày ( nhờ enzim)và đc hấp thụ ở ruột .Hô hấp = mang .
- - Bài tuyến : wa tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2 .
Câu 8 : + cơ thể châu chấu được chia ra làm 3 phần:đầu,ngực,bụng
- đầu: một đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng kiểu nghiền
- ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
- bụng: phần bụng phân đốt ( mỗi đốt có 1 lỗ thở )
* Di chuyển : - Châu chấu di chuyển rất linh hoạt : bò , bay nhảy .