Văn bản ngữ văn 9

Nguyễn Đỗ Vân Anh

1) Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày ý kiến của em về một hành động thiết thực có thể góp phần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

2) Hãy đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: "Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu"

mọi người giúp e với e đang cần gấp mai cô kiểm tra ạ! e cảm ơn

nguyễn thu thảo
10 tháng 6 2018 lúc 6:33

1. Trái đất mất hàng tỉ năm để hình thành, và cũng mất hàng triệu năm để sự sống được nhen nhóm và tồn tại. Nhưng trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, sự sống ấy lại đang vô tình mất đi do chính những người đang mỉm cười vì sự sống đó. Người ta giăng ra khẩu hiệu hòa bình, nhưng cũng chính tay người ta phá nát đi cái khẩu hiệu đó. Thế giới này đang dần bị tàn phá bởi những bàn tay ấy, đó cũng là lúc mà con người cần phải ý thức được sâu sắc vận mệnh và hành động của mình, nhất là với học sinh chúng ta - thế hệ đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ, lại càng phải ý thức được sâu sắc hơn điều đó. Chúng ta phải hiểu và phải hành động, mà hành động cần thiết nhất chính là trau dồi cho mình tri thức và vốn sống để có thể cứu vớt lại những sự sống đang ngấp nghé bờ vực tàn phá kia. Đó không phải là vận mệnh, mà là ước mơ và hành động vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc.

2.Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...

Bình luận (0)
nguyễn thu thảo
10 tháng 6 2018 lúc 6:34

xin lỗi nha mình chỉ làm đc nấy thôihihi

Bình luận (0)
Chi Nguyễn Khánh
25 tháng 6 2019 lúc 23:04

1) Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày ý kiến của em về một hành động thiết thực có thể góp phần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Bài làm

Để góp phần đấu tranh cho một thế giới hòa bình, con người không chỉ có nhận thức, hiểu biết về tai họa của chiến tranh, có những lời nói phê phán chiến tranh hạt nhân mà còn pải có những hành động thiết thực. Hành động đó là ko thể làm ngơ trước những kẻ cuồng tín, khủng bố gây nên chiến tranh. Hành động đó pải có những lời kêu gọi, lời khẩn cầu hòa bình làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn để mọi người biết rằng chiến tranh chính là thảm họa gây nên bao đau thương cho nhân loại. Chúng ta hãy là một chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh cho một thế giới hòa bình từ những việc làm nhỏ nhất như: tích cực tham gia vào các phong trào chống lại chiến tranh hạt nhân, lên án những kẻ, những phát minh dã man, nhân danh những lợi ích ti tiện gây ra những lo sợ, đau khổ cho con người, hủy diệt cuộc sống trên Trái Đất. Có thể nói, con người có lương tri thì ko thể làm ngơ, giả điếc trước thảm họa chiến tranh - thảm họa hạt nhân để cuộc sống luôn tồn tại trên Trái Đất này.

Chúc bạn học tốtyeu

Bình luận (0)
minh nguyet
26 tháng 6 2019 lúc 8:08

Tham khảo:

Câu 2:

Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Bình luận (0)
Kieu van Duuuy
15 tháng 7 2020 lúc 5:38

ahihi do ngu ngoc

Bình luận (0)
Kieu van Duuuy
15 tháng 7 2020 lúc 5:40

Ôn tập ngữ văn 9

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Minh NgHĩa
Xem chi tiết
Lê Huỳnh Đức
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Kỳ Anh
Xem chi tiết
Ngô Hoài Thanh
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Ju Moon Adn
Xem chi tiết