Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô Đơn

1. hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Thái độ của em như thế nào đối với chiến tranh

2. nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới của Lê nin. Liên hệ với chính sách kinh tế hiện nay của nước ta

3. Phân tích ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 Nga.
ngok@!! (vẫn F.A)
7 tháng 12 2018 lúc 19:26

1) Ảnh hưởng kinh tế, địa - chính trị

Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.

Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.

Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng ngay sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả các chủ thuộc địa cùng dỡ bỏ.

Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỉ 20. Thế chiến I kết thúc cũng là sự mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước trong bối cảnh xã hội bất ổn như tại Ý và Đức. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các thế lực cộng sản, phát xít và phương Tây, tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới.

Ảnh hưởng tâm lý
Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:

Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình chủ nghĩa, nhân đạo chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.

Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Sau khi Triều đình Ottoman phải ký Hiệp định Sevres, ngọn lửa dân tôc chủ nghĩa đã bùng cháy, với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Chính phủ đối lập của lãnh tụ Mustafa Kemal Atatürk phát động tại Ankara, nhằm phản đối việc Sultan Mehmed VI ký kết Hiệp định Sevres và đánh đuổi quân Entente (lần này bao gồm Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp). Lợi dụng quân Entente còn quá mỏi mệt với cuộc Đại chiến vừa qua, phe dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tiến công đánh tan tác quân Entente, buộc địch phải ký Hiệp định Lausanne (1923). Với Hiệp định này, Đế quốc Ottoman sụp đổ, Sultan Mehmed VI thoái vị, và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào tháng 10 năm 1923

Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào cộng sản và phong trào chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.

Suy nghĩ của cá nhân em:

- Vì vậy căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.

- Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh. - Cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán…

- Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
- Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên TG. Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. 2) Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới:


- Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa, kể cả tự do bán ra thị trường.

- Công nghiệp: Nhà nước tập trung lực lượng và phương tiện vào việc khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp nặng; cho phép tư nhân được thuê (hoặc xây dựng) những xí nghiệp loại nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga; Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, giao thong vận tải, ngân hàng, ngoại thương… Chấn chỉnh, tổ chức lại việc quản lý sản xuất công nghiệp, cải tiến chế độ tiền lương, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hoạch toán kinh tế.

- Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán và trao đổi, phát triển thương nghiệp, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn; tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp mới….

Thực chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động, trưng thu và cugn cấp theo kiểu “cộng sản thời chiến” (do hoàn cảnh có chiến tranh) sang một nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước, công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau (trong một thời gian nhất định); sử dụng vốn, kỹ thuật vaaq2 kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

-VN vận dụng để đổi mới và phát triển: Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thừa nhận sự tồn tại khách quan các thành phần kinh tế với sự đan xen các loại hình sở hữu, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động…Đó là sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin. Không những thế, tư tưởng của NEP còn được Đảng cộng sản Việt Nam phát triển, mở rộng ở một tầm cao mới. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nhận định: Bây giờ chúng ta đã vượt xa tất cả các nội dung của Chính sách kinh tế mới. Đến năm 1989-1990, chúng ta đã chấp nhận không phải kinh tế hàng hóa mà là kinh tế thị trường, nâng một tầm cao hơn. Thứ hai, chúng ta đã mở cửa, hội nhập quốc tế. Còn quan điểm của Lenin mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng chủ nghĩa tư bản trong tô nhượng…Tuy nhiên, NEP chính là cái gậy để xóa bỏ cơ chế mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp, mở đường cho những quan điểm mới. Nó là cái mũ mà những người cộng sản có thể chấp nhận được ở thời kỳ khởi đầu cho công cuộc đổi mới. 3) Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ mở ra con đường giải phóng dân tộc cho tất cả các dân tộc thuộc địa, mà còn thức tỉnh, cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh tự giải phóng và lựa chọn con đường giành tự do, dân chủ. Sau Cách mạng Tháng Mười, đã có nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ la-tinh vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của thực dân và giành được độc lập, tự do cho dân tộc, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Các câu hỏi tương tự
Linh mai
Xem chi tiết
Kim Taengoo
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Hai Yen
Xem chi tiết
no ba la
Xem chi tiết
no ba la
Xem chi tiết