1. Hai hộp gỗ giống nhau đặt trên bàn. Hỏi áp suất tác dụng lên mặt bàn thay đổi như thế nào nếu chúng được xếp chồng lên nhau ?
2. Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một bức tường là 6800N, khi đó bức tường chịu một áp suất là 50N/m^2
a. Tính diện tích của bức tường
b. Nếu lực tác dụng lên bức tường là 9600N thì bức tường phải chịu áp suất là bao nhiêu ?
3. Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất là 36cm^2. Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 8400N/m^2. Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 20000N/m^2. Tính khối lượng m của vật đã đặt trên mặt bàn
4. Người ta đổ vào ống chia độ một lượng thủy ngân và một lượng nước có cùng khối lượng. Chiều cao tổng cộng của hai lớp chất lỏng là 29,2cm. Tính áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy ống. Với trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m^3 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3
5. Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m là bao nhiêu ?
1) Từ công thức \(p=\dfrac{F}{S}\)=> p tỉ lệ nghịch với S mà khi xếp chồng lên nhau thì tiết diện tăng 2 lần => p giảm 2 lần
2) Bạn tự tóm tắt nhé
a) Ta có \(p=\dfrac{F}{S}=>S=\dfrac{F}{p}=\dfrac{6800}{50}=136m^2\)
Vậy diện tích bức tường là 136m2
b) Ta có \(p=\dfrac{F'}{S}=\dfrac{9600}{136}=70,59Pa\)
5 ) h=1,2-0,4=0,8m
=> p=dn.h=10000,0,8=8000 Pa
2. Tóm tắt:
\(F=6800N\\ p=50N|m^2\\ \overline{a)S=?}\\ b)F'=9600N\\ p'=?\)
Giải:
a) Diện tích của bức tường đó là:
\(S=\dfrac{F}{p}=\dfrac{6800}{50}=136\left(m^2\right)\)
b) Áp suất của gió tác dụng lên tường trong trường hợp này là:
\(p'=\dfrac{F'}{S}=\dfrac{9600}{136}\approx70,6\left(Pa\right)\)
Vậy:..
3. Đổi: \(S_{1c}=36cm^2=0,0036m^2\)
Diện tích tiếp xúc của bàn với mặt đất là:
\(S=4.S_{1c}=4.0,0036=0,0144\left(m^2\right)\)
Trọng lượng của cái bàn là:
\(p_1=\dfrac{P}{S}\Rightarrow P=p_1.S=8400.0,0144=120,96\left(N\right)\)
Trọng lượng của cả bàn và vật nặng đó là:
\(p_2=\dfrac{P'}{S}\Rightarrow P'=p_2.S=20000.0,0144=288\left(N\right)\)
Trọng lượng của vật nặng đó là:
\(P_v=P'-P=288-120,96=167,04\left(N\right)\)
Khối lượng của vật nặng đó là:
\(m_v=\dfrac{P_v}{10}=\dfrac{167,04}{10}=16,704\left(kg\right)\)
Vậy khối lượng của vật nặng đó là: 16,704kg
4. Đổi : \(29,2cm=0,292m\)
Gọi chiều cao của cột thủy ngân là: h (m) \(\left(0< h< 0,292\right)\)
Thì chiều cao của cột nước là: \(h_n=0,292-h\)
Và tiết diện của bình chia độ đó là: S (m2)
Mà: Trọng lượng của thủy ngân là:
\(P_{Hg}=d_{Hg}.V=136000.S.h\)
Trọng lượng của nước là:
\(P_n=d_n.V_n=10000.S.\left(0,292-h\right)=S(2920-10000h)\)
Vì có cùng khối lượng nên sẽ có cùng trọng lượng, hay:
\(P_{Hg}=P_n\Leftrightarrow136000.S.h=S\left(2920-10000h\right)\\ \Leftrightarrow136000h=2920-10000h\\ \Leftrightarrow136000h+10000h=2920\\ \Leftrightarrow146000h=2920\\ \Leftrightarrow h=0,02\)
Độ cao của cột nước là: \(h_n=0,292-h=0,292-0,02=0,272\)Áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống là:
\(p_{Hg}=d_{Hg}.h=136000.0,02=2720\left(Pa\right)\)
Áp suất do nước tác dụng lên đáy ống là:
\(p_n=d_n.h_n=10000.0,272=2720\left(Pa\right)\)
Áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy ống là:
\(p=p_{Hg}+p_n=2720+2720=5440\left(Pa\right)\)
Vậy áp suất do các chất lỏng tác dụng lên đáy ống là: 5440Pa
Giải:
Áp suất do nước tác dụng lên đáy thùng là:
\(p_đ=d_n.h=10000.1,2=12000\left(Pa\right)\)
Độ cao của điểm đó so với mặt thoáng là:
\(h_{điểm}=h-h'=1,2-0,4=0,8\left(m\right)\)
Áp suất do nước tác dụng lên điểm đó là:
\(p_{điểm}=d_n.h_{điểm}=10000.0,8=8000\left(Pa\right)\)
Vậy:....
3) đổi \(36cm^2=0,0036m^2\)
Diện tích tiếp xúc của cả 4 chân bàn là S=4.0,0036=0,0144m2
Ta có \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{P}{S}=>P=p.S=0,0144.8400=120,96N\)
Mặt khác ta có \(p'=\dfrac{F'}{S}=\dfrac{P'}{S}=>P'=p'.s=0,0144.20000=288N\)
=> P''=P+P'=408,96N
=> \(m=\dfrac{P''}{10}=40,896kg\)
4) Ta có h=29,2cm=0,292m
P=P1+P2=> P=h.(d1+d2)=0,292.(136000+10000)=42632Pa
1. Khi xếp chồng hai hộp gỗ đó thì áp suất tác dụng lên mặt bàn sẽ tăng lên vì diện tích tiếp xuucs của hai hộp gỗ lúc này sẽ nhở hơn diện tích tiếp xúc của hai hộp gỗ lúc chưa chồng lên nhau, và trọng lượng của hai hộp gỗ vẫn không thay đổi.
Vậy khi xếp chồng hai hộp gỗ lên nhau thì áp suất của hai hộp gỗ tác dụng lên mặt bàn sẽ lớn hơn.