Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thiên Thanh

1. Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thế kỉ XVI ?

2. Hãy nêu hoàn cảnh nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều ?

3. Các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang như thế nào ?

Bài tập Tết về nhà, giúp mình với !!!

Sách Giáo Khoa
22 tháng 1 2020 lúc 16:52

1. *Tình hình nước ta cuối thế kỉ XVI:

- Vua quan chỉ bày troằn chơi xa xỉ suốt ngày đêm bắt nhân dân xây thêm cung điện.

- Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để giành quyền lực.

- Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là vua quỷ, gọi vua Lê Trương Dực là vua lợn.

- Đất nước rời vào cảnh loạn lạc, nghèo đói.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
22 tháng 1 2020 lúc 16:53

2. *Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều:

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều).

- Năm 1553, một số quan võ họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa.

- Hai bên tranh giành quyền lực, gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.

- Sau hơn 50 năm kéo dài cuộc chiến, năm 1592 Nam Triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới chấm dứt.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
22 tháng 1 2020 lúc 16:54

3. *Các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang:

- Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong.

- Lực lượng khai hoang là nông dân và quân lính.

- Chính quyền chúa Nguyễn cấp lương thực trong nửa năm và một số công cụ cho dân khẩn hoang.

- Đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

- Người đi khẩn hoang đã lập bảng, lập ấp mới.

Khách vãng lai đã xóa
Khánh Linh
22 tháng 1 2020 lúc 17:18

1)

– Về chính trị:

+ Nhà Lê suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê và sự thành lập triều Mạc. Hình thành cục diện Nam triều – Bắc triều.

+ Cuối cùng, sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài, hình thành hai chính quyền: "vua Lê – chúa Trịnh" và "chúa Nguyễn"ở hai đàng.

– Về xã hội:

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.

+ Chiến tranh phong kiến liên miên ; nhân dân chết chóc, đói khổ, li tán.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
22 tháng 1 2020 lúc 17:25

1.

Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đoạ.

Trần Dụ Tồng bắt dân đào hồ lớn trong Hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ biển đổ vào để nuôi hải sản. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu. Đê điều không ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.

Không chịu nổi cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị, nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh. Trong triều, một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua không nghe, ông xin từ quan.

2. Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới - triều Mạc. 3. Chính sách của nhà Nguyễn trong quá trình khẩn hoang là: Chúa Nguyễn cho phép nông dân, quân lính đem gia đình vào Nam khẩn hoang, lập ấp Người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ

=> Tạo điều kiện và khuyến khích người dân khai hoang vùng đất Đàng trong

Kết quả của quá trình khẩn hoang là: Nhiều làng, nhiều ấp mới được thành lập Từ vùng đất hoang vắng trở thành vùng đất có những xóm làng đông đúc. Chúa Nguyễn được làm chủ cả một vùng biển, vùng đảo rộng lớn.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
22 tháng 1 2020 lúc 20:00

Câu 2:

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới - triều Mạc. 3.

Chính sách của nhà Nguyễn trong quá trình khẩn hoang là: Chúa Nguyễn cho phép nông dân, quân lính đem gia đình vào Nam khẩn hoang, lập ấp Người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ

=> Tạo điều kiện và khuyến khích người dân khai hoang vùng đất Đàng trong

Kết quả của quá trình khẩn hoang là: Nhiều làng, nhiều ấp mới được thành lập Từ vùng đất hoang vắng trở thành vùng đất có những xóm làng đông đúc. Chúa Nguyễn được làm chủ cả một vùng biển, vùng đảo rộng lớn.
Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
22 tháng 1 2020 lúc 20:01

Câu 1:

Tình hình kinh tế:

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng. Ruộng đất bị bỏ hoang⇒⇒đời sống nhân dân cực khổ, phải đi phiêu tán khắp nơi.

- Đàng Trong: Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nước ra sức khuyến khích khai khẩn đất hoang lập làng, ấp ⇒⇒đời sống nhân dân dần đi vào ổn định, hình thành một số địa chủ lớn.

* Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

-Thủ công:phát triển đa dạng, xuất hiện thêm nhiều làng nghề nghề thủ công.

-Thương nghiệp: được mở rộng, đô thị xuất hiện. Các thương nhân nước ngoài thường xuyên trao đổi với nước ta. Nhưng đến thế kỉ XVIII, các đô thị suy tàn dần.

Tình hình văn hóa:

- Tôn giáo: Nho giáo được đề cao. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta.

- Chữ Quốc Ngữ ra đời.

- Chữ Hán chiếm ưu thế, chữ Nôm phát triển mạnh.

-Văn học dân gian phát triển phong phú.

-Nghệ thuật dân gian và nghệ thuật sân khấu phát triển đa dạng.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Yến Nhi
5 tháng 2 2020 lúc 20:13

1.Tình hình nước ta cuối ta cuối thế kỉ XVI:

-Tình hình đất nước ngày càng xấu đi.

-Vua thì ăn chơi sa đọa

-Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét tài sản của dân để làm giàu.

-Đê điều ko ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lũ lụt, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.

-Trần Dụ Tông bắt dân đào hố lớn trong Hoàng Thành, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ ngoài biển vào đất liền để nuôi hải sản.

-Không chịu nổi cuộc sống khổ sở và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ chống trị, nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh.

-Trong triều, một số quan lại cũng bất bình.

-Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua ko nghe nên ông đã từ quan.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nhật Tân
Xem chi tiết
Gia Bao Dang Nguyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Lyy Baka
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết