Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Anh Tuấn

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885

2. Phong trào Cần Vƣơng bùng nổ và lan rộng

3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vƣơng

Khánh Hạ
22 tháng 7 2017 lúc 18:40

1.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Thực dân Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. - Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.

- Pháp nhất thời rối loạn, sau đó phản công và chiếm Hoàng Thành.

\(\rightarrow\) Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở.

2.

- Ngày 13/7/1885, tại Tân Sở, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.

\(\rightarrow\) Phong trào yêu nước chống xâm lược bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước, tiêu biểu ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn: 1885-1888 và 1888- 1896.

- Tháng 11/1888, Vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển

3.

* Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

* Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) (là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương).

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

- Căn cứ chính: ở Ngàn Trươi.

- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Diễn biến:

+ 1885-1888: chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.

+ 1888-1895: thời kì chiến đấu, dựa vào địa hình, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.

\(\rightarrow\) Pháp tập trung lực lượng mạnh tấn công \(\rightarrow\) cuộc khởi nghĩa thất bại.

Bình Trần Thị
22 tháng 7 2017 lúc 19:01

1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885.
* Nguyên nhân :
-Phe chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp .
-Thực dân Pháp tìm mọi cách để tịêu diệt khi có điều kiện .
* Diễn biến :
- Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết ( Thượng Thư Bộ binh ) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá .
-Quân Pháp nhất thời rối loạn , sau khi củng cố tinh thần , chúng phản công chiếm Hoàng Thành .Trên đường đi chúng giết người cướp của dã man .

Bình Trần Thị
22 tháng 7 2017 lúc 19:01

2.Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng .

a. Phong trào Cần Vương :
-Kinh thành Huế thất thủ , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở ( Quảng Trị ) . Tại đây 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước .
-Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .
b. Diễn biến :

* 1885-1888 bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ , Bắc Kỳ .
* 1888- 1896 : sau Vua Hàm Nghi bị bắt , qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 1885-1888 như Ba Đình- Bãi Sậy- Hương Khê
c.Cuộc xuất bôn của Vua Hàm Nghi:

* 1888-1896: Cuộc xuất bôn của Hàm Nghi :địa bàn Tân Sở chật hẹp , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi vượt Trường Sơn lập căn cứ Phú Gia ( Hương Khê – Hà Tĩnh ), được nhân dân ủng hộ . Cuối 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An giê ri .

Đạt Trần
22 tháng 7 2017 lúc 21:13

1:

- Nguyên nhân:

+ Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
+ Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.
+ Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Nhân dân: Kháng chiến diễn ra mạnh mẽ. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn dành lại chủ quyền từ tay Pháp (Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi – vua Hàm Nghi) và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.

+ Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.

- Diễn biến:

+ Đêm rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.

+ Quân Pháp nhất thời rối loạn.

+ Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.

+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chúng giết chết.

- Kết quả:

+ Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. ( Vì: sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh )

Đạt Trần
22 tháng 7 2017 lúc 21:14

Câu 2: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.
- Được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.

Đạt Trần
22 tháng 7 2017 lúc 21:20

3:

1.Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

2.Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

3.Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

4.Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Eren Jeager
23 tháng 7 2017 lúc 16:36

1,Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

2,

Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.

3, - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là :

Bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh dạo

Hoạt động nổi bật

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

- Phạm Bành

- Đinh Công Tráng

-Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo.

-Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887.

-Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

- Nguyễn Thiện Thuật

-Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương),

-Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

Khởi nghĩa

* 1885 - 1888 : chuẩn bi lưc

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu

lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo

nhất trong phong trào Cần

Hương Khê

vũ khí, tích trữ lương thực,...

Vương.

(1885- 1896)

* Từ năm 1889, liên tục tập kích

- Để lại nhiều bài học kinh

- Phan Đình Phùng

đẩy lùi các cuộc hành quân càn

nghiệm vể tổ chức hoạt động.

- Cao Tháng

quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

tác chiế




Phạm Trí Tùng
23 tháng 7 2017 lúc 18:42

1,Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Phạm Trí Tùng
23 tháng 7 2017 lúc 18:44

2.

1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương

Với các hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự của một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân các địa phương, cả trong Nam, ngoài Bắc. Phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương…., khiến cho quân Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh), mạnh tay hành động.

Họ phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi), trừ khử những người không cùng chứng kiến, bổ sung thêm lực lượng quân sự, bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, thiết lập bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

Trong khi viên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Đờ Cuốc-xi đang tổ chức yến tiệc tại tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Rạng sáng 5-7, quân Pháp phản công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.

Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:

a)Từ năm 1885 đến năm 1888

Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.

Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…

Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

b)Từ năm 1888 đến năm 1896

Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.

Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.

Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Phạm Trí Tùng
23 tháng 7 2017 lúc 18:45

3.

a)Từ năm 1885 đến năm 1888

Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.

Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…

Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

b)Từ năm 1888 đến năm 1896

Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.

Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.

Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.


Các câu hỏi tương tự
Hà Linh
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Thái Nguyên
Xem chi tiết
Trần Huy
Xem chi tiết
Trọng Trương văn
Xem chi tiết
Bảo Duy Cute
Xem chi tiết
Shinobu Kochou
Xem chi tiết
Văn Thanh Ngọc
Xem chi tiết