Chương II. Vận động

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lan Anh

1. Chứng minh rằng " Trong thành phần hóa học của xương có cả chất hữu cơ và chất vô cơ làm xương bền chắc và mềm dẻo "

2. Thế nào là bệnh loãn xương? Vì sao bệnh loãn xương thường gặp ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh ? Phương pháp phòng tránh bệnh loãn xương?

3. Thế nào là bệnh còi xương ở trẻ em ? Nguyên nhân và cách phòng tránh ?

4. Phân tích đặc điểm cấu tạo của bắp cơ phù hợp với chức năng vận động ?

5. Tế bào cơ có đặc điểm như thế nào để phù hợp với chức năng co cơ ?

Hà Yến Nhi
21 tháng 3 2018 lúc 21:30

1.

Trong thành phần hóa học của xương được chứng minh qua 2 thí nghiệm sau: Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axít clohiđric (HC1) 10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xương —» đó là do phản ứng giữa HC1 với chất vô cơ (CaCƠ3) tạo ra khí CƠ2. Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻo -> chỉ còn lại chất hữu cơ. Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khỏi bay lên (có nghĩa là chất hữu cơ đã cháy hết) -» Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy giòn và bở ra (chỉ còn lại chất vô cơ), cho vào côc đựng HC1 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ.

—> Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất hữu cơ và vô cơ nên có tính bền chắc và mềm dẻo.

Hà Yến Nhi
21 tháng 3 2018 lúc 21:31

5.

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Hà Yến Nhi
21 tháng 3 2018 lúc 21:36

4.

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

- Hệ cơ xương ở người gồm nhiều bắp cơ. Hai dầu của mỗi bắp cơ thường có gân để bám vào xương (có khi là bám vào dây chàng hay vào da).

- Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ. Mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (còn gọi là tế bào cơ).

- Mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ mánh (trơn) và tơ cơ dày (có mấu sinh chất) xếp xen kẽ với nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối (còn gọi là vân sáng và vân tối).

- Giới hạn của các tơ cơ mánh và dày giữa 2 tấm z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ).

- Tế bào cơ gồm nhiều dơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.

- Các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bô' trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngấn lại tạo nén sự co cơ.

Hà Yến Nhi
21 tháng 3 2018 lúc 21:44

-Bệnh còi xương ở trẻ em là tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho.

-Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương là do trẻ bị thiếu vitamin D không hấp thụ được canxi ở ruột dẫn đến thiếu canxi trong máu. Lúc này, nội tiết tố hoormone cận giáp trạng tăng lên khiến việc hấp thụ phốt phát ở thận và máu giảm sút gây rối loạn các chức năng ở hệ thần kinh. Do thiếu canxi máu nên cơ thể phải huy động canxi từ xương đưa vào máu khiến xương khớp bị thiếu canxi và dẫn đến còi xương. Trẻ nhỏ từ 6-36 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển hệ xương khớp thường rất dễ mắc bệnh còi xương

-Cách phòng tránh:

Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, tốt nhất nên phòng bệnh từ khi mẹ còn đang mang thai. Mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như thịt, cá, tôm, cua, ốc, gan, trứng, sữa. Nên cho thêm các loại dầu tự nhiên như dầu olive, dầu đậu phộng, dầu đậu nành… vào trong thức ăn để vitamin D dễ hòa tan và hấp thu tốt hơn, lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vào các tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể uống thêm dầu cá hoặc vitamin D để bổ sung nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để tránh lạm dụng vitamin D. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cải thiện nhà ở sao cho thoáng mát và đủ ánh sáng mặt trời để cơ thể người mẹ tổng hợp vitamin D hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ khi trẻ chào đời thì khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bằng việc cho trẻ ăn bổ sung. Các thực phẩm như cá hồi, cá thu, lươn, thủy hải sản, trứng, các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày. Tắm năng thường xuyên cho bé khoảng 15-20 phút trước 9h sáng và sau 4h chiều. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống dầu cá hay vitamin D 400UI/ ngày sau khi đã tham khảo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng, thiếu cân thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ để được các bác sĩ theo dõi tốt nhất

Hà Yến Nhi
21 tháng 3 2018 lúc 21:51

2.

-Loãng xương được cho là một loại bệnh thuốc về Cơ-Xương Khớp, bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương (bone matrix), giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

-Cách phòng tránh bệnh loãng xương:

Về lối sống, nên bỏ rượu, bỏ thuốc hút, tránh những loại thuốc có thể đưa đến tình trạng loãng xương.

Về ăn uống, nên sử dụng các thức ăn có nhiều canxi như sữa và các thực phẩm từ sữa, cá có cả xương, cua đồng, ốc, tép, tôm, mè, đậu nành, đậu hũ, bồ ngót.

Phải bảo đảm đủ nhu cầu về canxi trong suốt quá trình phát triển từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Để đạt một khối lượng xương khá cao khi còn trẻ thì quá trình làm giảm khối lượng xương tự nhiên sinh lý lúc về già không quá nhiều, hạn chế tình trạng loãng xương.

Sự thiếu hụt về canxi trong khẩu phần là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tầm vóc của thanh thiếu niên và đưa đến tình trạng loãng xương ở người lớn.

Để phòng ngừa, người ta còn phải tập vận động, ngay cả khi loãng xương đã hình thành. Tập vận động sẽ làm cho quá trình loãng xương ngưng lại và xương có thể chắc hơn.

Sự vận động giúp cơ thể có thêm một lượng canxi đến xương cũng như bổ sung chất đạm đầy đủ giúp cho xương được xây dựng lại chắc hơn.

Vận động điều độ làm cho xương chắc, ngược lại, vận động quá mức sẽ làm cho xương loãng. Cần tránh những tư thế quá sức làm cho cơ thể dễ bị mất sức chịu đựng. Cần tập cho cơ bắp thịt chắc thì xương mới chắc.

Tốt nhất nên đi bộ và chạy lúp xúp. Khi đi bộ, cơ thể vận động đều và nhẹ, nhất là khi chạy lúp xúp các cơ quan trong cơ thể đều được vận động nhẹ nhàng và đều đặn, giúp lượng máu lưu thông đều hơn trong cơ thể.

- Vì sao........mãn kinh? (Câu hỏi dài lười chép)

Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng.

Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Loãng xương týp I xuất hiện trong khoảng thời gian 15-20 năm sau mãn kinh và thường gây ra gãy xương ở cột sống, đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày. Các yếu tố liên quan chặt chẽ đến mãn kinh là nguyên nhân gây loãng xương týp I gồm: sự thiếu hụt estrogen, sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng bài tiết canxi qua đường niệu, suy giảm hoạt động của men 25-OH, vitamin D1 anpha hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột.

Đặng Vũ Quỳnh Như
22 tháng 3 2018 lúc 20:07

Câu 5:

- Cơ được cấu tạo từ các tế bào cơ. Mỗi tế bào cơ gồm có đơn vị cấu trúc, mỗi đơn vị cấu trúc gồm các tơ cơ xếp song song, dọc theo chiều dài tế bào cơ. Có 2 loại tơ cơ: tơ cơ mảnh[sáng], tơ cơ dày[tối] tạo thành các vân sáng và tối

- Tập hợp nhiều bó cơ tạo thành bắp cơ, bắp cơ ở giữa to, 2 đầu thuôn nhỏ tao thành gân bám vào xương. Khi cơ co xương chuyển động


Các câu hỏi tương tự
Lan Anh
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Vân Anh
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Khánh
Xem chi tiết
Cậu Bé Họ Nguyễn
Xem chi tiết
linh do
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
Hailey Nguyen
Xem chi tiết