Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Mark Kim

1. Cho\(\Delta\)ABC nhọn có 2 đường cao BD và CE cắt nhau tại H.Trên HB và HC lần lượt lấy các điểm M, N sao cho \(\widehat{AMC}=\widehat{ANB}=90^o\).Chứng minh AM=AN

2 Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A , đường cao AH .Biết \(\frac{AB}{AC}=\frac{20}{21}\)và AH =420 .Tính chu vi tam giác

3 Cho hình thang ABCD vuông tại A và D . Hai đường chéo vuông góc với nhau với nhau tại O .Biết AB=\(2\sqrt{13}\),OA= 6 ,tính diện tích hình thang ABCD

Akai Haruma
7 tháng 6 2019 lúc 0:01

1.

Xét tam giác $ABD$ và $ACE$ có:

\(\left\{\begin{matrix} \widehat{A}-\text{chung}\\ \widehat{ADB}=\widehat{AEC}=90^0\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle ABD\sim \triangle ACE(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{AB}{AC}=\frac{AD}{AE}\Rightarrow AE.AB=AC.AD(1)\)

Xét tam giác $ADM$ và $AMC$ có:

\(\left\{\begin{matrix} \text{A}-\text{chung}\\ \widehat{ADM}=\widehat{AMC}(=90^0)\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle ADM\sim \triangle AMC(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{AD}{AM}=\frac{AM}{AC}\Rightarrow AM^2=AD.AC(2)\)

Xét tam giác $AEN$ và $ANB$ có:

\(\left\{\begin{matrix} \widehat{A}-\text{chung}\\ \widehat{AEN}=\widehat{ANB}(=90^0)\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle AEN\sim \triangle ANB(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{AE}{AN}=\frac{AN}{AB}\Rightarrow AN^2=AE.AB(3)\)

Từ \((1);(2);(3)\Rightarrow AM^2=AN^2\Rightarrow AM=AN\) (đpcm)

Akai Haruma
7 tháng 6 2019 lúc 0:08

Hình vẽ 1:

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Akai Haruma
7 tháng 6 2019 lúc 0:12

Bài 2:

\(\frac{AB}{AC}=\frac{20}{21}\Rightarrow \frac{AB}{20}=\frac{AC}{21}\).

Đặt \(\frac{AB}{20}=\frac{AC}{21}=a\Rightarrow AB=20a; AC=21a\)

Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông ABC ta có:

\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{(20a)^2+(21a)^2}=29a\)

\(S_{ABC}=\frac{AB.AC}{2}=\frac{AH.BC}{2}\Rightarrow AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{20a.21a}{29a}=\frac{420}{29}a=420\)

\(\Rightarrow a=29\)

Chu vi tam giác $ABC$ là:

\(P=AB+AC+BC=20a+21a+29a=70a=70.29=2030\) (đơn vị độ dài)

Akai Haruma
7 tháng 6 2019 lúc 0:34

Bài 3:

Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông $ABO$:

\(OB=\sqrt{AB^2-AO^2}=\sqrt{(2\sqrt{13})^2-6^2}=4\)

$AB\parallel CD$ nên áp dụng định lý Ta-let:

\(\frac{OD}{OB}=\frac{OC}{OA}\Leftrightarrow \frac{OD}{4}=\frac{OC}{6}\).

Đặt \(\frac{OD}{4}=\frac{OC}{6}=a(a>0)\Rightarrow OD=4a; OC=6a\). Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông $DOC$:

\(DC=\sqrt{OD^2+OC^2}=\sqrt{(4a)^2+(6a)^2}=2\sqrt{13}a\)

Áp dụng đl Pitago cho tam giác vuông $ABD$ và $ADC$:

\(AD^2=BD^2-AB^2=AC^2-DC^2\)

\(\Leftrightarrow (4a+4)^2-(2\sqrt{13})^2=(6a+6)^2-(2\sqrt{13}a)^2\)

\(\Leftrightarrow -8a^2+10a+18=0\)

\(\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} a=-1(\text{loại})\\ a=\frac{9}{4}\end{matrix}\right.\)

Do đó: \(DC=2\sqrt{13}a=\frac{9\sqrt{13}}{2}; AD=\sqrt{(4a+4)^2-(2\sqrt{13})^2}=3\sqrt{13}\)

\(S_{ABCD}=\frac{(AB+CD).AD}{2}=\frac{(2\sqrt{13}+4,5\sqrt{13}).3\sqrt{13}}{2}=126,75\)

Akai Haruma
7 tháng 6 2019 lúc 0:37

Hình vẽ 3:

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thúy An
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Vy
Xem chi tiết
Trần Bá Khang
Xem chi tiết
nguyễn hương mây
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Oanh Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết