1. Cho luồng khí H2 đi qua 32g bột CuO nung nóng thu được 26,4 gam chất rắn X.
a)Xác định thành phần phần trăm các chất trong X.
b) Tính thể tích khí H2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng.
c) Tính hiệu suất của phản ứng.
2. Hòa tan hoàn toàn 17,8 gam hỗn hợp gồm một kim loại R (hóa trị I) và oxit của nó vào H2O, thu được 0,6 mol ROH và1,12 lít H2 (ở đktc).
a) Xác định R.
b) Giả sử bài toán không cho thể tích H2 thoát ra. Hãy xác định R.
1.
a) Gọi a là số mol CuO tham gia phản ứng.
⇒ số mol CuO dư là (0,4 – a) (mol)
PTHH: CuO + H2 → Cu + H2O
a → a → a → a
X gồm Cu và CuO dư.
mx = 64a + 80(0,4 – a) = 26,4 ⇒ a = 0,35 mol
\(\%m_{Cu}=\frac{64.0,35}{26,4}.100\%=84,84\%\)
\(\%m_{CuO}=100\%-84,84\%=15,16\%\)
b) \(n_{H_2}\) = \(n_{Cu}\)= a = 0,35 mol
⇒ V=0,35.22,4=7,84(lít)
c) Hiệu suất của phản ứng
\(H\%=\frac{0,35}{0,4}.100\%=87,5\%\)
2.
a) nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol
2R + H2O → 2ROH + H2
x x x/2
R2O + H2O → 2ROH
y 2y
Ta có x/2 = 0,05 → x = 0,1
x + 2y = nROH = 0,6 → y = 0,25
0,1.R + 0,25(2R + 16) = 17,8⇒ R = 23 (Na)
b .x + 2y = 0,6 → 0 < y < 0,3 (1)
xR + y(2R + 16) = 17,8
⇔ (x + 2y)R + 16.y = 17,8
⇔ 0,6.R + 16y = 17,8 → y =\(\frac{17,8-0,6R}{16}\) (2)
Từ (1) và (2) =>21,67 < MR<29,67
Vậy R là Na