Bài 34. Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ trên cơ sở bảng số liệu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hòa An

1, chình bày đặc điểm ngành nông nghiệp,công nghiệp của vùng đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long

2, phân tich những thuận lợi , khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bằng sông cửu long đối với sự phát triển kinh tế xã hội

3, trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long

minh nguyet
19 tháng 3 2019 lúc 22:56

Tham khảo nha!!!

Câu 1:

Đông Nam Bộ:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)

Khu vực

Vùng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

Đông Nam Bộ

6,2

59,3

34,5

Cả nước

23,0

38,5

38,5

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Hình 32.2. Lược đố kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

Cây công nghiệp

Diện tích (nghìn ha)

Địa bàn phân bố chủ yếu

Cao su

281,3

Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê

53,6

Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ tiêu

27,8

Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Điều

158,2

Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.


ĐBSCL:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

Bảng 36.1. Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2002

Vùng

Tiêu chí

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Diện tích (nghìn ha)

3834,8

7504,3

Sản lượng (triệu tấn)

17,7

34,4

Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

2. Công nghiệp

So với nông nghiệp, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (năm 2002).

Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000

Ngành sản xuất

Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%)

Hiện trạng

Chế biến lương thực, thực phẩm

65,0

Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,…

Vật liệu xây dựng

12,0

Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II

Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác

23,0

Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất.

Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.


Câu 2:

Thuận lợi:

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công.

Với diện tích tương đôi rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn:

Tuy nhiên, thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.

Câu 3:

ĐBSCL:

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

Với số dân trên 16,7 triệu người (năm 2002), Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Trong thành phần các dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,...

Bảng 35.1. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 1999.

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

407

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

10,2

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

342,1

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

88,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

71,1

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

17,1

23,6

Mới được khai phá cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú. Người dân Đồổng bằng sông Cửu Long có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.


Đông Nam Bộ:

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 312. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nuớc, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Nam Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

434

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

%

6,5

7,4

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn

%

24,8

26,5

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

527,8

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

92,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

72,9

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

55,5

23,6

Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến càng Nhà Rồng, Địa đạo Cù Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn đê phát triển du lịch.



Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Chuyen Nguyen
Xem chi tiết
Phương Mai Lê
Xem chi tiết