Khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 1,8125 và trong A có 82,76 % C còn lại la H
a) Hãy xác định công thức phân tử của A
b) tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí A. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2. Biết các khí đó ở đktc
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình kín chứa 1,68 lít khí O2 (đktc) đến khi phản ứng hoàn toàn . Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là: (biết S = 32)
Đốt cháy hoàn toàn 3,1g photpho trong bình đựng khí Oxi dư. Sau phản ứng thu được m(g) chất rắn.
a) Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
b) Tính thể tích khí Oxi (ở đktc) đã dùng trong phản ứng này?
Biết 11,2 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hiđro và metan (CH4) có tỉ khối so với oxi là 0,325. Đốt hỗn hợp với 28,8 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y.
a. Viết phương trình hoá học xảy ra. Xác định % thể tích các khí trong X.
b. Xác định % thể tích và % khối lượng của các khí trong Y.
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 g sắt trong bình chứa khí O2.
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.
Nung nóng 20 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 18,88 gam chất rắn:
a) Hãy tính khối lượng hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng.
b) Tính thể tích khí oxi sinh ra trong phản ứng.
2. Để đốt cháy hoàn toàn 25,2 gam bột sắt cần dùng V lít khí oxi (đktc) tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4). a. Viết PTHH của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng. b. Tính khối lượng oxit sắt từ tạo thành và V ?
Cho 8.96l hỗn hợp khí H2 và O2 ở đktc có tỷ lệ thể tích 1:1. Gây nổ hỗn hợp bằng tia lửa điện thu đực hỗn hợp khí và hơi có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tính hiệu suất phản ứng.