Hai gương phẳng và vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Giữa hai gương có một điểm sáng S. Ảnh của S qua gương thứ nhất cách S một khoảng 6cm; qua gương thứ 2 cách S một khoảng 8cm. Khoảng cách giữa hai ảnh trên bằng:
14 cm
10 cm
6 cm
8 cm
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng .khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là \(\lambda_1=0,42.10^{-6}m\) ;.\(\lambda_2=0,56.10^{-6}m\) ; \(\lambda_3=0,63.10^{-6}m\)Trên màn ,trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu trung tâm ,nếu 2 vân sáng của 2 bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là
a.21
b.23
c.26
d.27
Tại hai điểm \(S_1,S_2\)cách nhau 10 cm dao động trên mặt nước cùng tần số 50 Hz, cùng pha, cùng biên độ, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Trên \(S_1S_2\) có bao nhiêu điểm dao động cực đại, cực tiểu trừ 2 nguồn?
A.có 9 điểm dao động cực đại, 9 điểm dao động cực tiểu.
B.có 11 điểm dao động cực đại, 10 điểm dao động cực tiểu.
C.có 9 điểm dao động cực đại, 10 điểm dao động cực tiểu.
D.có 10 điểm dao động cực đại, 9 điểm dao động cực tiểu.
Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cách hai nguồn \(O_{1},O_{2}\) lần lượt là \(O_{1}M=3.25cm,O_{1}N=33cm,O_{2}M=9.25cm,O_{2}N=61cm\) , hai nguồn cùng tần số 20Hz, ngược pha. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Hai điểm này dao động thế nào?
A.M dao động mạnh nhất, N đứng yên.
B.M và N dao động mạnh nhất.
C.M đứng yên, N dao động mạnh nhất.
D.M và N đứng yên.
Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 14.5cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình \(u_{1}=a\cos40\pi t\)cm và \(u_{2}=a\cos(40\pi t+\pi)cm\) .Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E,F,G là 3 điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FG = GB. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AG là bao nhiêu?
A.11.
B.12.
C.10.
D.9.
Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x < R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng λ và x = 6λ. Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là
A. 20
B.22
C.24
D.26
mn giúp em với a . Em cảm ơn
Câu 1 : Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g=π2 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí đưa con lắc lại khỏi phương thẳng đứng một góc a0=0,1 rad rồi thả nhẹ quả cầu dao động điều hòa tính chu kỳ dao động và tốc độ cực đại của quả cầu. Câu 2 : một con lắc lò xo ngang có độ cứng k=100N/m Được gắn vào vật nặng có khối lượng m=1kg , bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang khi vật đang ở vị trí cân bằng, kéo vật một đoạn 10cm rồi thả nhẹ tính tần số góc và cơ năng của vật? Câu 3 trên một sợi dây dài 1,2m có một hệ sóng dừng , kể cả hai đầu dây thì trên dây có tất cả bốn nút biết tốc độ truyền sóng trên giây là 80m/s , tính bước sóng và tần số dao động của dây? Câu 4 : Cho hai nguồn sóng kết hợp đồng pha dao động với chu kỳ T=0,02s trên mặt nước, khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 =20m. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 40m/s. Hai điểm M,N tạo với S1S2 hình chữ nhật S1MNS2 có cạnh S1S2 và một cạnh MS1 bằng 10m. Tìm số điểm cực đại giao thoa trên MS1.
Khi có hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng là:
Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời
Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng
Cho hai nguồn kết hợp O1,O2 đặt cách nhau 20cm trên bề mặt chất lỏng, dao động với phương trình \(u_{o1}=u_{o2}= a\cos10\pi t\ \ mm.\) Tốc độ truyền sóng là v =10cm/s. Xét điểm I là trung điểm của O1O2 và một điểm M trên trung trực của O1O2 khoảng cách MI = 10cm. Hỏi trong khoảng giữa M và I có bao nhiêu điểm dao động đồng pha, ngược pha và vuông pha với điểm I?
A.Có 2 điểm đồng pha, 2 điểm ngược pha và 3 điểm vuông pha.
B.Có 3 điểm đồng pha, 2 điểm ngược pha và 4 điểm vuông pha.
C.Có 2 điểm đồng pha, 2 điểm ngược pha và 4 điểm vuông pha.
D.Có 3 điểm đồng pha, 3 điểm ngược pha và 4 điểm vuông pha.