Cho 2,4 gam magie tác dụng hết với V lít dung dịch axit axetic 1M.
a. Tính thể tích dung dịch axit axetic cần dùng trong phản ứng.
b. Nếu đun nóng lượng axit axetic cần dùng ở phản ứng trên với một lượng dư rượu etylic (H2SO4 đặc làm xúc tác). Khối lượng etyl axetat tạo ra trong phản ứng là bao nhiêu gam? (Biết hiệu suất của phản ứng là 80%) (
Cho biết: H = 1; C = 12; O = 16; Mg= 24)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng.
Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.Thỉnh thoảng, chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm, càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt
đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.(…)
(…) Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
2. Đoạn văn miêu tả hình ảnh con thuyền trong không gian nào? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong đoạn này là ở đâu? Vị trí ấy có phù hợp không? Vì sao?
3. Chỉ ra phó từ có trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của các phó từ đó.
4. Cảnh dòng sông và hai bên bờ được tác giả miêu tả như thế nào? Qua đó, em có cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên ở đây?
5. Ở đoạn đầu và đoạn cuối đoạn văn có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của nó.
6. Tác phẩm nào em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng miêu tả cảnh sông nước?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.
Từ khi qua Chà Là, Cái Keo,... rồi bỏ con sông Bảy Háp xuôi thuyền trôi theo dòng, thì tôi bắt đầu có cái cảm giác trên đây... Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên…”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Đoạn văn miêu tả cảnh gì? Nêu những đặc điểm nổi bật của cảnh.
3. Cách gọi tên sông ngòi, kênh rạch ở đây có gì đặc biệt? Tại sao người ta
không gọi bằng những danh từ mĩ lệ?
4. Chỉ ra một biện pháp tu từ so sánh và phân tích cấu tạo, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó?