Câu 1:
" Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài bổi hổi, xốn xang...Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng ".
( Vũ Tú Nam )
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu ừ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Câu 2:
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
" Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao ".
Qua các bài ca dao đã hc và những hiểu bt của em về ca dao, hãy làm sasng tỏ ý kiến trên.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
* Qua dàn ý sau:
MB: - Giới thiệu ca dao thuộc chủ đề " Gia đình "
- Nội dung cơ bản của bài ca dao
- Tình cảm yêu mến đối với ca dao
TB:
* 2 câu đầu: Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp so sánh " Công cha, nghĩa mẹ được so sánh với núi ngất trời, nước ngoài biển đông qua từ so sánh như ".
- Núi ngất trời là ngọn núi cao, lớn. vững chắc.
- Nước ngoài biển đông: mênh mông, rộng lớn không thể đo đếm được.
- Núi ngất trời, nước biển đông là hình ảnh mang tính biểu tượng nhưng rất cụ thể khiến người đọc, người nghe có thể hình dung được sự lớn lao của công ơn cha mẹ.
- Nhân dân ta đã khéo léo sử dụng những hình ảnh lớn lao của vũ trụ vĩnh hằng tồn tại mãi mãi để so sánh với công cha, nghĩa mẹ nhằm ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ.
- Ẩn chứa đằng sau câu ca dao là lòng biết ơn sâu sắc của con cái với cha mẹ kính yêu đã sinh thành và dưỡng dục.
* 2 câu cuối: Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Là lời nhắn nhủ ân tình, thiết tha, 2 tiếng " con ơi! " làm cho giọng thơ trở nên ngọt ngào, thấm thía.
- Câu thơ " Núi cao biển rộng mênh mông, " là ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha, nghĩa mẹ vô cùng lớn lao.
- Câu cuối tác giả dân gian sử dụng cụm từ hán việt " Cù lao chín chữ " nhắc đến công lao cụ thể của cha mẹ. Để nuôi con thành người cha mẹ đã trải qua muôn trùng khó khăn, cơ cực. Chính vì vậy, con cái phải ghi lòng công lao to lớn ấy.
- 2 tiếng " con ơi " với dấu " ! " là tiếng gọi thân thương, thấm thía lắng sâu vào lòng người đọc.
- Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát dân gian tăng thêm sự ngọt ngào, uyển chuyển thấm đạm tình yêu, sự thành kính lắng sâu.
KB: Khẳng địng lại vấn đề, bài ca dao nói về sự thấm thía của cha mẹ qua đó nhắc nhở ta về đạo lí làm người.
Mặc dù cô cho dàn ý nhưng mik vẫn ko bt lm m.n giúp mik với
ds:100 nha ban !!! H MINH NHA BAN!