Chủ đề:
Bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh tháiCâu hỏi:
“Chuột nhảy dù” diệt rắn ở đảo Guam
Trong một nỗ lực nhằm giảm số lượng rắn nâu độc hại ở đảo Guam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kì đã có một kế hoạch: thả những con chuột chết lên đảo. Số chuột nói VJE Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 39-42 42 trên đều đã bị đánh bã chết, được cột vào loại “dù” dã chiến bằng giấy bìa cứng và thả xuống căn cứ không quân Mĩ Andersen ở đảo Guam để đối phó với một loài rắn nâu “ngoại xâm” đang hoành hành tại đây. Phần lớn số chuột “lính dù” nhiễm độc sau khi bị thả bằng máy bay sẽ vướng lại trên cây và trở thành “mồi tử thần” đối với lũ rắn. Loài rắn nâu này theo các tàu hàng đến đảo từ thập niên 1950 và không ngừng sinh sôi nảy nở. Kể từ khi loài này xâm lấn đến, 10 trong số 12 loài chim bản địa của Guam có nguy cơ bị tiêu diệt. Số lượng cá thể của các quần thể chim sụt giảm, dẫn đến Guam hiện đang bị tràn ngập với số lượng nhện gấp 40 lần so với các hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Nghiên cứu đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
1) Mỗi loài sinh vật đều có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái; rắn là một mắt xích trong lưới thức ăn, rắn là vật ăn thịt của loài này, nhưng lại là con mồi của loài khác. Vậy tại sao phải diệt loài rắn nâu này ở đảo Guam?;
2) Việc tiêu diệt loài rắn này có phá vỡ cân bằng sinh thái của đảo Guam không? Tại sao?;
3) Tại các hệ sinh thái ở địa phương em đã và đang có những loài ngoại lai xâm hại nào? Hãy đề xuất biện pháp phòng trừ những loài đó.