giàn ý
Mở bài
Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam.
Thân bài
a, Nguồn gốc
Theo nhiều tài liệu: có từ thế kỉ XIII, đời nhà Trần
Hình nón được chạm khắc trên gỗ, thêu trên trang phục, trên trống đồng Ngọc Lũ, Thạp đồng Đào Thịnh…
-> Nón lá có mặt từ rất lâu.
b, Cách làm nón, các phần của chiếc nón.
Khâu chọn lá: lá dừa hoặc lá cọ -> chọn lá không quá già cũng không quá non -> phơi nắng -> sấy trắng -> là phẳng
Khâu làm vành: làm từ tre vót tròn, mịn -> uốn 16 vành có đường kính khác nhau
Xếp vành lên khung có sẵn -> xếp 2 lớp lá và 1 lớp mo lang ở giữa.
Khâu chằm nón bằng chỉ hoặc cước -> gắn kết lá với vành -> đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.
Hoàn thiện nón: quang dầu, làm quai nón, trang trí.
c, Công dụng và giá trị:
- Khắp đất nước VN, đâu cũng có sự hiện diện của nón lá
- Nón dùng để che mưa, che nắng và tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Niệt Nam.
- Chiếc nón lá Việt Nam là một phần của cuộc sống người Việt.
- Cùng với chiếc áo dài, nón lá là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, cho vẻ đẹp chất phác, hiền lành, cho một nét văn hoá thanh lịch của người Việt Nam.
- Nón đi vào đời sống tinh thần của người Việt: múa nón, quà trong ngày cưới, cảm hứng thơ ca…
d, Cách bảo quản:
- Cần bôi lên lớp dầu thông bóng nhoáng hoặc có thể bọc bên ngoài một lớp ni lông để tránh bị bẩn và đồng thời tạo độ bền, tránh bị hỏng khi trời mưa.
- Khi dùng xong phải cất vào chỗ bóng râm hoặc để lên cao không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm độ bền của nón khiến nón dễ hỏng.
C. Kết bài:
Khẳng định vị trí, giá trị của chiếc nón lá Việt Nam trong cuộc sống hôm nay và mai sau