Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 41
Số lượng câu trả lời 151
Điểm GP 32
Điểm SP 88

Người theo dõi (4)

9323
Toàn Chu Hữu
Chu Diệu Linh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

êm giao thừa năm nay tuyết rơi xối xả, thời tiết ngoài trời bởi vậy mà cũng rất lạnh. Tôi bước trên đường phố cùng với một cái đầu trần, đôi bàn chân đất và cùng những gói diêm chưa bán được. Dù trời lạnh thật đấy nhưng tôi lại chẳng dám trở về nhà, ngày hôm nay chưa bán được chút diêm nào, tôi không có tiền mang về nhà để bố mua rượu. Chắc chắn ông ấy sẽ tức giận mà đánh tôi, từ ngày mẹ rồi đến bà mất đi thì tôi chẳng còn chút ý nghĩ nào gọi nơi đó là nhà nữa.

Những căn nhà trên phố đã sáng đèn, mùi thơm của ngỗng quay tỏa ra. Tôi cuộn người lại giữa hai ngôi nhà, nhưng làm như vậy cũng không thể khiến cho chân tay tôi ấm hơn, tôi chợt nghĩ nếu mình quẹt diêm lên thì liệu rằng có ấm hơn hay không? Chắc là có đấy. Tôi quyết định bật diêm để sưởi ấm đôi tay và đôi chân đang cóng vì tuyết.

Que diêm thứ nhất được châm lên, tôi hơ tay trên ngọn lửa nhỏ, bỗng chợt tôi thấy mình đang ngồi trước một chiếc lò sưởi, cảm giác thật ấm áp biết bao nhưng tiếc rằng đó chỉ là tưởng tượng, Khi que diêm vụt tắt thì tôi cũng quay về với thực tại.


Tiếp tục châm que diêm thứ hai, trước mặt tôi không còn phải bức tường lạnh lẽo, trống vắng nữa mà là một bàn ăn phủ khăn trắng, trên bàn là con ngỗng quay thơm lừng. Nhưng điều kì lạ là con ngỗng quay này lại biết đi, nó từ trên đĩa nhảy xuống rồi tiến lại chỗ tôi với con dao được cắm trên lưng. Que diêm thứ hai lại vụt tắt, thực tại của tôi là không bàn trải khăn trắng, không ngỗng quay mà chỉ có bức tường lạnh lẽo vì tuyết rơi.

Châm thêm que diêm tiếp theo, tôi thấy mình đang ngồi trước cây thông noel đã được trang hoàng lộng lẫy. Nhưng có phải hụt hẫng không khi đúng lúc tôi đưa tay về phía cây thông cũng là lúc mà que diêm lịm tắt đi. Tôi thấy một vì sao rơi xuống, tôi nghĩ chắc có ai đó vừa từ giã khỏi cõi đời này, nghĩ vậy bởi tôi nhớ đến bà, bà là người duy nhất yêu quý và quan tâm tôi ở cõi đời này.

Lần này đã là que diêm thứ tư, ánh sáng bao trùm, trước mắt tôi hiện ta một vầng sáng và người bà tôi vừa nghĩ tới đang đứng đó, mỉm cười hiền lành và âu yếm như ngày nào còn ở cạnh tôi. Tôi thấy ấm áp hơn bao giờ hết.

Tôi cất tiếng gọi "Bà ơi! Bà mang cháu đi cùng nhé!". Tôi khóc nức nở, quẹt hết que diêm này đến que diêm khác vì muốn níu giữ bà ở lại, tôi không muốn bà rời đi những thứ tôi đã thấy ở phía trước.

Bà trông thật đẹp và cao lớn, bà đưa tay ôm tôi vào lòng và rồi chúng tôi cùng nhau bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, tôi xa dần với mặt đất, có thể nói rằng tôi đã đến được nơi mà không còn đói khát và đau khổ.

Cho đến sáng hôm sau, những người trên đường phố thấy tôi đang ngồi dựa vào tường, đôi má ứng hồng, nụ cười vẫn còn vương trên môi. Ai đó cũng đều nghĩ tôi đốt những que diêm đó để sưởi ấm mà không hay biết rằng những điều kì diệu đã xảy ra khi quẹt những que diêm đó vào đêm ngày hôm qua.

@download

 

Câu trả lời:

 Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng, lan tỏa theo hương lúa đồng nội quê hương. Ngọt ngào biết bao những vần thơ dân dã ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, của bà. Em yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông " hai sương một nắng", ca ngợi đức tính cần cù, kiên nhẫn của người dân cày quê ta. 

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

       Hai câu đầu miêu tả cảnh cày đông. Câu ca dao gợi lên trước mắt chúng ta người nông dân đang lội bùn, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng "ban trưa, chang chang mùa hạ. Người và trâu phải làm việc vô cùng vất vả. Mồ hôi tuôn ra như mưa. Từ tượng thanh " thanh thót" gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt, từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh " thánh thót". "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" là hình ảnh so sánh thậm xưng gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. "Mưa" làm cho lúa xanh tươi, cũng như " mồ hôi" đổ xuống luống cày làm cho đất đai thêm màu mỡ. Nghệ thuật ví von "mồ hôi" với "mưa" thật sáng tạo, làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao cực nhọc của nhà nông. Thật vậy, họ đã đổ không biết bao mồ hôi, công sức vào luống cày, sá bừa, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác để ra ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội. Vần ca dao đã vẽ nên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là những con người khỏe mạnh, dẻo dai, cần mẫn và chịu khó :

 Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

       Hai tiếng cảm thán " ai ơi !" vang lên một cách tha thiết đã tạo nên âm điệu êm ái, ngọt ngào. Nhà thơ dân gian nhắn gửi mọi người gần xa một tình cảm đẹp. Mỗi khi " bưng bát cơm đầy", chúng ta cần ghi nhớ công ơn khó nhọc của người nông dân đã cuốc bẫm cày sâu, sản xuất lúa gạo cho nhân dân no ấm. Câu thơ sâu lắng, thấm thía :

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

     Câu cuối bài ca dao được tạo nên bằng nghệ thuật tương phản. Câu hát chia thành hai vế đối cân xứng. Tính từ " dẻo thơm" đối chọi với tính từ "đắng cay", "một hạt" đối lập với "muôn phần",làm nổi bật  sức lao động của người nông. Câu ca dao đã nâng nhận thức và cảm xúc cho mọi người về giá trị của bông lúa, hạt gạo, bát cơm dẻo thơm mà ta được hưởng hàng ngày thật đáng quý vô ngần. Cho nên nhân dân ta mới gọi hạt gạo là " hạt vàng", " hạt ngọc" là thế.

      Cũng như phần lớn ca dao, dân ca, bài " Cày đồng đang buổi ban trưa" được viết bằng thể lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lọc tinh tế, vừa giàu sức biểu hiện vừa đậm đà sắc thái biểu cảm"thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy". Các biện pháp tu từ : ví von, so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo, viết nên những  vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

       Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Người nông dân Việt Nam tượng trưng cho sức sống bền vững của dân tộc đi qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chính họ là những con người " Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu" - Nguyễn Khoa Điềm.

       Đức tính cần mẫn, dẻo dai của nhà nông đã làm nên những mùa quê ta, đem đến sự ấm no cho xã hội. Mọi gia đình có bát cơm dẻo thơm, đất nước có nhiều lương thực xuất khẩu là nhờ vào công sức nhà nông. Yêu kính và biết ơn nhà nông, em nguyện khắc sâu vào tâm hồn lời ngắn gọn tha thiết :

 Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

@hoc24h.vn

Câu trả lời:

loading...

Câu trả lời:

7. A

8. B