Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 151
Điểm GP 94
Điểm SP 44

Người theo dõi (13)

Gia Huy
Chi Quỳnh
HOTARU & GIN

Đang theo dõi (14)

minh nguyet
violet
Hà Đức Thọ
B.Thị Anh Thơ

Câu trả lời:

Bàn về vai trò của tri thức, Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Đúng thế, tri thức rất quan trọng, là thứ mà hàng vạn hàng triệu hàng tỷ người dành cả đời để dành giụm tích lũy. Tuy nhiên làm chủ được tri thức thật sự không dễ dàng gì. Bởi thế, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’.

Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? "Chùm rễ đắng ở đây" chính là gốc rễ của tri thức, cụ thể là quá trình không ngừng tìm tòi, học hỏi từng ngày - một quá trình đầy gian nan và đòi hỏi những phẩm chất không phải ai cũng có. Còn "hoa quả rất ngọt ngào" lại là thành tựu là niềm hạnh phúc, niềm tự hào khi mình vượt qua quá trình học tập gian khổ ấy. Vì vậy, có thể hiểu, dẫu gian nan, khó khăn nhưng việc học và thu nhận kiến thức sẽ mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi.

Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.

Như vậy, câu nói này mang nội hàm là bài học luân lý về tri thức thật cao cả và tốt đẹp. Để có được thành công như mong muốn, con người phải luôn học tập, luôn nỗ lực. Giọt nước mắt thống khổ hôm nay sẽ là dòng lệ chan hòa hạnh phúc ngày mai. Giọt mồ hôi cay đắng sẽ đổi lấy nụ cười chiến thắng thực sự. Đó là  quá trình làm ta trở nên khác biệt, là quá trình vượt qua bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đúng thế, nếu bạn không học sẽ không biết, không hiểu, không thể hội nhập và hơn hết là không thể chung sống. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công. Người xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn, bởi "người ta là hoa của đất", mỗi chúng ta đều là những phần tử của xã hội này. 

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. 

Câu nói thật đúng đắn và có tình giáo dục cao, đặc biệt là với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng tôi. Không bây giờ thì bao giờ hãy cố gắng trau dồi, tích lũy kiến thức cho mình để sau này phục vụ tương lại Tổ quốc.

Câu trả lời:

Ta hẵng còn nhớ câu chuyện kể về chàng thủ lĩnh Danko đã lấy trái tim mình làm ngọn đèn soi sáng cho dân tộc đi qua hang tối để tìm về miền đất hứa. Ôi trái tim Danko – trái tim lửa thiêng sáng ngời chất sử thi hào hùng, nhưng cũng thấm đượm nơi đó một dòng máu đỏ tươi của tình nhân loại, tình yêu thương to lớn. Đúng vậy, tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn biết nhường nào.

Từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã được cha mẹ, thầy cô giáo dục rất nhiều về tình yêu thương. Tuy nhiên tình yêu thương là gì thực chất vẫn luôn làm chúng ta bỡ ngỡ dù là khi đã trưởng thành. Tình yêu thương không chỉ là sự lãng mạn, mà nó chính là tiếng nói chung cho: Lòng bác ái, tính vị tha, sự san sẻ, cảm thông, quan tâm và “sống vì người khác”. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. 

Tình yêu thương thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, khi ông bà cha mẹ chấp nhận hy sinh, chấp nhận bao vất vả cực nhọc để nuôi dạy con cháu nên người, là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Ngoài ra, tình yêu thương còn được biểu hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau của anh chị em một nhà. Bên cạnh đó, trong toàn xã hội, tình yêu thương còn là khi những người hàng xóm láng giềng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hay thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Tình yêu thương cũng được thể hiện ở tình yêu đôi lứa, hay khi ta lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

Như loài chim phân biệt mình bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái tim. Và như lời liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã từng nói: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”. Đúng thế, tình yêu thương trước hết mang lại niềm hạnh phúc cho nhân loại. Mỗi người yêu thương sẽ gieo mầm cho một xã hội tốt đẹp và văn minh. Người cho đi tình thương cũng sẽ cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Đối với con người, tình yêu thương còn là sợi dây gắn kết và thu hẹp khoảng cách với nhau. Từ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự ngập tràn trong tình yêu thương. Ai đó đã từng nói: “Chúng ta đều là những thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay.”. Thật vậy, chỉ khi yêu thương thì ta mới có thể cảm nhận được thế giới, cảm nhận được những điều tìm ẩn và được giấu kín bên trong vẻ ngoài ấy là những bước tiến, là những bài học mới, bổ ích và đầy kinh nghiệm phục vụ cho ước mơ vươn tới những tầm xa của mỗi một con người, mỗi một cá nhân trong cuộc sống này. Tình yêu thương giúp xây dựng nên nhân cách con người, là cả quá trình cảm nhận cuộc sống này tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu con người nhận ra được vai trò thực sự của tình yêu thương. Thêm nữa, một chút sự đồng cảm, chia sẻ gửi đến cho người có hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ là nguồn động lực to lớn giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, để tự tin và lạc quan vượt qua tất cả. Đồng thời, tình yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hoá kỳ diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”, mang lại niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Thực tế cuộc sống, đã có biết bao câu chuyện cảm động kể về tình yêu thương. Có thể kể đến trận bão lũ vừa qua của miền Trung, khi người dân miền Trung đang đối diện với tổn thất về tinh thần, vật chất rất lớn thì có không ít nhà hảo tâm đã quyên góp vật tư và đồ ăn đến nơi lũ lụt. Không kể già trẻ hay gái trai mọi người đều hướng về miền Trung thân yêu bằng nhiều chương trình từ thiện khác nhau. Hay như tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Mỗi câu chuyện dẫu khác nhau về hoàn cảnh, cách thức hay con người nhưng đều thống nhất ở một trái tim nhân ái, một lòng yêu thương nồng nàn.  

Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ sống vì bản thân và cảm thấy bản thân không cần có trách nhiệm phải chia sẻ với ai, phải giúp đỡ ai. Họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân  mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “vô cảm”, dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kỵ, ganh ghét,…Đó là một lối sống ích kỷ cần được phê phán và chấn chỉnh. Thử hỏi nếu trên thế giới này mọi người thờ ơ chỉ sống cho riêng mình thì cuộc sống ấy sẽ thế nào? Con người sẽ chẳng khác gì máy móc. Những người như thế sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, sống cô độc trong chính bóng tối mà mình tạo ra. 

“Thế giới này sẽ trở nên tươi đẹp biết bao khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau”. Chỉ với tình yêu thương chân thành sẽ giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết chừng nào. Vì lẽ đó, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta hãy sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình. 

 

Câu trả lời:

Đối với lứa tuổi học sinh, việc mở mang, học hỏi kiến thức chủ yếu đến từ sự giáo dục của nhà trường và thông qua sách vở là chủ yếu. Tuy nhiên, những kiến thức ấy tuy nhiều và đa dạng nhưng lại mất đi một phần thực tế, thiết thực, vì đa phần chúng là lý thuyết, việc hình dung và tưởng tượng ra còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức những chuyến tham quan cho học sinh là một việc làm rất thiết thực và vô cùng có ý nghĩa, mang lại nhiều kiến thức thực tế từ đời sống cho các em học sinh, đồng thời cũng là một phương pháp giải tỏa căng thẳng sau những giờ lên lớp miệt mài đèn sách.

Việc tổ chức một chuyến tham quan du lịch cho các em học sinh là một trong những hoạt động đáng được đầu tư và quan tâm. Bởi mỗi chuyến đi sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết, đem lại nhiều điều thú vị và bổ ích. Trước hết, việc tổ chức du lịch tại một địa điểm nào khác ngoài khuôn viên trường học, tức là đã tạo được một môi trường học tập mới, thoát ra khỏi cái môi trường truyền thống mà các em phải tiếp xúc thường ngày. Điều này khơi gợi sự tò mò, phấn khởi và niềm ham thích học tập trong các em học sinh. Việc được thoải mái tự do, vui học, được trải nghiệm những kiến thức từ trong thực tế đã giúp các em vừa mở mang được đầu óc lại vừa có những giây phút thoải mái, đúng với tinh thần vừa học vừa chơi.

Các chuyến tham quan tại các cảnh điểm ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp các em học sinh trở nên năng động hơn, việc tận hưởng không gian thoáng đãng, bầu không khí trong lành, giúp các em cải thiện các vấn đề về sức khỏe, thể lực. Đồng thời khơi gợi những khả năng sáng tạo tiềm ẩn, thúc đẩy ý chí và tinh thần học tập của các em một cách tích cực, từ đây các em đã tìm thấy được niềm vui trong học tập, bài vở cũng trở nên nhẹ nhàng chứ không còn gò bó nữa.

Ngoài ra, việc tham quan du lịch cùng nhau cũng tạo điều kiện cho các em học sinh trở nên gắn bó và thân thiết hơn thông qua việc tiếp xúc trao đổi trong quá trình tham quan. Các em sẽ có cơ hội nói chuyện, tâm sự với nhau nhiều hơn, kéo gần khoảng cách giữa các em. Đặc biệt là thông qua các trò chơi tập thể, cần sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, thì tính cách của các em mới được bộc lộ một cách rõ ràng, thêm vào đó môi trường vui chơi, học tập thoải mái khiến các em cũng trở nên thả lỏng, tinh thần vui vẻ, dễ kết thân với bạn bè hơn hẳn.

Ngoài mục tiêu vui chơi, giải trí, những chuyến tham quan còn phục vụ cho việc học tập, đem đến cho các em học sinh những bài học thiết thực, gần gũi với thực tế mà không một loại sách vở nào có thể đáp ứng được. Ví như với môn Địa lý, việc tham quan các cảnh điểm khác nhau, với điều kiện địa hình, khí hậu, đặc điểm thiên nhiên khác nhau sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã từng được giới thiệu trên lớp, giờ đây những kiến thức ấy được các em áp dụng vào thực tế và không còn là những từ ngữ trừu tượng khó hiểu nữa. Đối với môn Lịch sử, việc được tham quan lại những di tích, những nơi từng một thời oanh liệt hào hùng, kết hợp với việc hướng dẫn giới thiệu của giáo viên, sẽ khơi gợi trong tâm hồn các em học sinh những cảm xúc mới, dễ thấu hiểu, dễ tiếp thu môn học vốn được cho là khô khan này hơn. Tương tự đối với môn Toán, thay vì cứ ngồi ì trong lớp vẽ hình, tính toán, thì việc giáo viên cho các em một buổi sinh hoạt ngoài trời, thực hành đo đạc, tính diện tích chu vi một khu đất,... sẽ khơi gợi nhiều hứng thú hơn cả, môn Toán vốn nhàm chán cũng trở nên thú vị. Với môn Văn thì việc tạo cảm hứng và mạch cảm xúc để viết bài là vô cùng quan trọng, việc được tham quan bên ngoài sẽ hướng các em đến những ý tưởng mới, nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, việc viết một bài văn cũng không còn khó khăn. Đối với tiết Mĩ thuật và Âm nhạc thiên nhiều về cảm xúc và nghệ thuật thì việc thiết kế các chuyến tham quan kết hợp giảng dạy cũng là một ý tưởng không tồi, thậm chí còn đem lại những kết quả bất ngờ không chừng.

Việc được tham quan du lịch nhiều địa điểm trên dải đất hình chữ S khiến các em học sinh có những hiểu biết nhất định về đất nước và con người Việt Nam. Giúp nâng cao lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước, khiến các em nhận thức sâu sắc về những vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Từ đó thôi thúc tinh thần tự tôn dân tộc, thôi thúc ý chí phấn đấu vươn lên học tập thật giỏi để xây dựng và kiến thiết đất nước ngày một giàu mạnh và phát triển vững bền.
Những chuyến tham quan du lịch không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích từ thực tế mà còn tạo điều kiện cho các em được vui chơi, vận động, gắn kết với nhau, thúc đẩy sự sáng tạo, ham muốn tìm tòi, mở mang tầm kiến thức. Đồng thời qua đó nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, khao khát vươn lên bảo vệ và xây dựng đất nước từ trong tâm trí của các em. Chính vì vậy, nếu có điều kiện, nhà trường và gia đình nên cố gắng phối hợp, lên kế hoạch cho các em những chuyến tham quan bổ ích, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của học sinh.

 

Câu trả lời:

Con đường đi đến thành công sẽ rộng mở hơn nếu mỗi chúng ta dám cháy hết với những đam mê , hoài bão của mình. Điều này được đúc kết từ chân lí sống của Nazim Hikmet :”Nếu tôi không cháy lên ,nếu anh không cháy lên , nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”. Đó là một triết lí sống cao đẹp đầy ý nghĩa . ” Cháy lên” là sự phát sáng , bùng cháy , lan tỏa hơi ấmt rong không gian. Nhà thơ đã mượn hình ảnh ” cháy lên” để nói về sự bứt phá , nghị lực vươn lên và cũng có thể hiểu là sự dấn thân , dám đương đầu của con ng trước muôn vàn khó khăn, trắc trở. Bóng tối là biểu trưng cho cái xấu , cái ác, nó đi ngược lại với những điều tốt đẹp trong cuộc sống như lòng nhân hậu vị tha, dũng cảm..Qua đó Nazim muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp: nếu chúng ta không dám hành động,không dám dấn thân, đứng lên thì bóng đêm sẽ mãi ngự trị , ánh sáng không thể xuất hiện cũng như những điều tốt đẹp ấy không thể tồn tại trên đời! Vì cuộc đời không phải là thảm trải đầy hoa hồng nên chúng ta luôn phải vươn mình để khẳng định bản thân và để trưởng thành hơn. Xung quanh ta có biết bao người kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Họ là những con người dám sống hết mình, không ngừng nỗ lực và dám đối mặt với thất bại để đạt được mục tiêu của mình . Đâu đó cũng có những người dám đứng lên bênh vực chính nghĩa , dám đấu tranh vì một tương lai tươi sáng hơn. Chúng ta không thể không nhắc đến những con người bằng tài năng, sức lực cùng với khối óc đầy đam mê và nhiệt huyết đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho xã hội , đất nước.Có thể kể đến Wilma Rudolph, một cô bé có đôi chân gần như bị liệt nhưng vẫn cố gắng tập luyện để theo đuổi ước mơ điền kinh của mình.Sau nhiều năm khổ luyện , cô bé ngày nào đã trở thành Nữ vận động viên xuất sắc nhất năm 1960.Hay nghệ sĩ Violon Perlman thường phải chống nạng để biểu diễn do căn bệnh bại liệt.Âý vậy mà khúc nhạc của ông đã lay động hàng triệu trái tim hơn cả thế khúc nhạc ấy được tấu lên bởi một ý chí dũng cảm , vượt lên khó khăn để theo đuổi hoài bão. Đó là minh chứng sáng cho tinh thần chiến thắng nghịch cảnh, không ngừng ” cháy lên” và đem ánh sáng cho đời.”Cháy lên” sẽ giúp con người sống có chí hướng , bản lĩnh vững vàng để bước qua mọi thử thách, Nó giúp con người biết quý trọng từnggiây phút trong cuộc đời, biết đem ngọn lửa của mình thắp sáng cho bầu trời nhân loại. Thế nhưng rất đáng buồn hiện nay, bên cạnh những người sống xả thân, sống nghị lực vẫn còn nhiều người chọn cách sống ích kỉ, phó mặc cho số phận .Chẳng hạn như trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày nay, một bộ phận không nhỏ trong xã hội không dám lên tiếng thậm chí tìm mọi cách che đậy để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.Có những con người chỉ vài lần thất bại song chán nản chìm đắm vào biển tuyệt vọng để rồi ngã gục trước giông tố cuộc đời .Những biểu hiện đó thật đáng phê phán. Điều cốt yếu của mọi sự ” cháy lên” là tạo bước ngoặt trong nhận thức nhưng vẫn chưa đủ mà cần phải có kế hoạch rõ ràng và hành động ngay vì sống là không chờ đợi .Sự cháy lên ấy cũng cần xuất phát từ khả năng thực tế của con người.Câu nói đã để lại bài học sâu sắc : trước thử thách khốc liệt của cuộc đời hãy tìm cho mình nguồn động lực để thắp sáng tương lai.Hãy mạnh dạn phá vỡ giới hạn bản thân trên hành trình theo đuổi ước mơ và cống hiến cho xã hội .Xã hội luôn cần những cá nhân biết tỏa sáng và đem ánh sáng của mình giúp cho đời.” Giot nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Lời khuyên của Nazim Hikmet đã khích lệ chúng ta cần có lí tưởng sống cao đẹp và cháy mãnh liệt hơn nữa để đứng vững trước thăng trầm cuộc đời.