Câu 23: Cho quả bóng bay cọ xát với vải len và mang lại gần 4 quả cầu A, B, C, D
a)Dựa vào vào bảng chất cho nhận electron trong SGK. Em hãy cho biết bóng bay nhiễm điện gì?
b)Khi mang bóng bay lại gần quả cầu D ta thấy quả cầu D bị đẩy ra và bị quả cầu A hút vào. Còn nếu mang quả bóng lại gần quả cầu B ta thấy quả cầu B bị bóng bay hút vào. Còn quả cầu C bị quả cầu A đẩy ra. Em hãy cho biết quả cầu A, B, C, D nhiễm điện tích loại gì? Vì sao?
Câu 1: Đã học lớp 7 rồi nhưng Tú vẫn chưa một lần phát biểu ý kiến của mình trước tập thể lớp. Đã mấy lần định phát biểu để đóng góp ý kiến cho tập thể nhưng rồi lại thôi vì sợ nói ra nếu sai các bạn sẽ chê cười và phản đối. Cứ thế, Tú trở nên thụ động và thờ ơ trước các hoạt động chung của tập thể. Tú nghĩ: “ Tốt nhất là mình không nên phát biểu gì mà chỉ cần làm theo số đông là chắc chắn nhất, không nên phát biểu ý kiến gì của riêng mình trước tập thể”
a. Suy nghĩ và việc làm của Tú đã nói lên điều gì?
Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ.
Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh cũng gom được những mẫu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp liều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường như vô ích.
Thế rồi một ngày, như thường lệ anh rời khỏi chòi để tìm thức ăn trong khi bếp lửa trong lều vẫn cháy. Khi anh trở về thì túp lều nhỏ đã ngập trong lửa, khói cuộn bốc lên trời cao. Điều tồi tệ nhất đã xảy đến. Mọi thứ đều tiêu tan thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “ Sao mọi việc thế này lại xảy đến với tôi hở trời?”
Thế nhưng, rạng sáng hôm sau, anh bị đánh thức bởi âm thanh của một chiếc tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đã đến cứu anh. “ Làm sao các anh biết được tôi ở đây?” Anh hỏi những người cứu mình. Họ trả lời: “Chúng thôi thấy tín hiệu khói của anh”.
Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ ánh sáng hi vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.
(Nhị Tường dịch)
a.Hãy cho biết nội dung câu chuyện?
b.Hãy chuyển 2 câu in đậm trong văn bản trên thành câu bị động.
c. Em có suy nghĩ gì về lời khuyên : “Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ ánh sáng hi vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.” Trình bày suy nghĩ bằng đoạn văn 3-4 câu.
Câu 2: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:
– Con thấy chuyến đi thế nào?
– Rất tuyệt bố ạ!
Người bố hỏi:
– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?
– Vâng con thấy rồi ạ!
– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?
Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”
Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.
a. Đặt nhan đề cho câu chuyện trên?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b. Em hãy tìm 1 câu rút gọn và cho biết thành phần nào được rút gọn?Tác dụng?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
c. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trình bày bằng đoạn văn 4-5 câu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Ghi Đ cho các câu đúng và ghi S cho các câu sai trong các câu sau đây:
a) Khi dòng điện đi qua cơ thể sống, nó sẽ gây ra tác dụng sinh lí như: tê liệt thần kinh, tim ngừng đập, các cơ co giật. Đ
b) Khi dòng điện đi qua dung dịch muối đồng, ta thấy một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực dương của nguồn điện.
c) Những mẩu nhôm, đồng nhỏ sẽ bị hút nếu chúng được đưa lại gần cuộn dây có dòng điện chạy qua.
d) Chuông điện, quạt điện, máy sấy tóc,.. hoạt động được nhờ tác dụng từ của dòng điện.
e) Dòng điện có tác dụng hóa học khi nó đi qua bàn ủi, bếp điện,... thì làm cho các dụng
cụ này nóng lên.
f) Đèn huỳnh quang hoạt động được nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện.
g) Ta có thể dung đồng, Kẽm, Chì, ... thay thế Vonfram để làm dây tóc bóng đèn.
h) Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một nam châm điện.
i) Dòng điện chỉ có tác dụng sinh lí đối với cơ thể người mà không có tác dụng sinh lí
đối với các sinh vật khác.
j) Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện vào việc chế tạo loa điện.
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục Việt
Nam 2010)
a) Nêu nội dung của câu chuyện trên.
b. Xác định các từ láy có trong câu chuyện.
c. Em rút ra cho mình bài học gì qua câu chuyện trên? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn 4-5 câu.