4. Trong truyện sau, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Tại sao? CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi: Một người bạn an ủi: - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy! Anh kia giật mình hỏi lại: - Thế à? Rồi có nuôi được không? (Truyện cười dân gian Việt Nam) Gợi ý: Nội dung của hai lời thoại có mâu thuẫn nhau không? Tại sao có thể nói câu hỏi ở cuối truyện của anh chàng có vợ đẻ non là thừa? Tình huống gây cười của truyện trên dựa trên hiện tượng vi phạm phương châm về lượng trong hội thoại.
6. Đọc các thành ngữ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; ăn không nói có; cãi chày cãi cối; khua môi múa mép; nói dơi nói chuột; hứa hươu hứa vượn. Giải thích nghĩa của các thành ngữ. Các thành ngữ trên có liên quan đến những phương châm hội thoại nào? Gợi ý: Tra từ điển thành ngữ để nắm được nghĩa của các thành ngữ; Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.
5. Khi hội thoại, người ta thường dùng các từ ngữ sau: a) như tôi được biết; tôi tin rằng; nếu tôi không lầm thì; tôi nghe nói; theo tôi nghĩ; hình như là,... b) như tôi đã trình bày; như chúng ta đã biết,... Hãy cho biết các từ ngữ trên có tác dụng gì trong diễn đạt? Hai nhóm từ ngữ trên thuộc những phương châm hội thoại nào? Gợi ý: Để đảm bảo phương châm về chất, người tham gia hội thoại phải lưu ý điều gì? Các từ ngữ trong nhóm (a) có tác dụng như thế nào trong việc đảm bảo phương châm này? Để đảm bảo phương châm về lượng, người tham gia hội thoại phải lưu ý điều gì? Các từ ngữ trong nhóm (b) có tác dụng ra sao trong việc bảo đảm phương châm này?