Câu 1 (2.0 điểm)
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười.
(Trịnh Công Sơn. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui )
Từ nội dung của những ca từ trên, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp từ 8 đến 10 câu, bàn luận về niềm vui trong cuộc sống. Trong đoạn, em có sử dụng ít nhất một câu có trạng ngữ. Gạch dưới thành phần trạng ngữ đó.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo. Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ sân khấu.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?
Câu 5. Phân tích cấu tạo của câu: Đá san hô kê lên thành sân khấu và cho biết đây là kiểu câu gì?
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo. Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ sân khấu.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?
Câu 5. Phân tích cấu tạo của câu: Đá san hô kê lên thành sân khấu và cho biết đây là kiểu câu gì?
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi... mra li ti.. cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một giọt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều
Ôi hòn đào Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4 (0.5 điểm): Theo mục đích nói, câu thơ: Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5 (1 điểm): Trong 2 tính từ được sử dụng ở câu: Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
tính từ nào độc đáo hơn ? Vì sao?
Câu 6 (1 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu có trong hai dòng
cuối của đoạn thơ.