Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Bài 1: Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau, chỉ rõ những thành phầnđược rút gọn và khôi phục lại thành phần bị rút gọn?
a. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! ( Khánh Hoài)
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài)
c. - Những ai ngồi đấy?
- Ông Lí Cựu với ông Chánh hội.
( Ngô Tất Tố)
d. - Khi nào lớp mình đi tham quan?
- Sáng thứ tư.

e. - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu vài nét về tác giả?
Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả đã nhấn mạnh điều gì?
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của
những biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dântộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy. Bằng hiểu biết về lịch sử các cuộc kháng chiến đó củadân tộc ta, em hãy trình bày ý kiến về vấn đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12-15 câu.Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn (gạch chân và chú thích rõ).

Bài 3: Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 10-15 câu) chứng minh rằng: Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay
thế được việc đọc sách. Cuốn sách tốt là những người bạn giúp ta học tập, rèn luyệnhàng ngày. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc,bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưata vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới các hạt vậtchất. Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắpcánh cho ta tưởng tưởng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại. Sách văn họcđưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm vớinhững cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách đem lạicho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rội, bươn chải. Sách làmcho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Sách làbáu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trântrọng, nâng niu những cuốn sách quý.

(Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 23, NXB Giáo dục)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
2. Em hiểu như thế nào về câu nói: Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển chotâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách ?
3. Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của nó?
4. Theo em vì sao tác giả cho rằng: Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niunhững cuốn sách quý. Hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ của emvề ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ).
Bài 2:
Có người nói: Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao
giờ vấp ngã, mà chính là vươn lên từ những lần vấp ngã ấy.

Câu nói trên gợi cho em liên tưởng đến câu tục ngữ nào mà em đã được học. Hãytrình bày ý kiến của em về ý nghĩa của câu tục ngữ ấy.

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Bài 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau:
a. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong mộtmàu trắng đục. (Hà Minh Ánh)
b. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
c. Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thếnước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn)

d. Sớm. Chúng tôi tu họp ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(Duy Khán)

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong giương,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,t uyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinhthần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, côngviệc kháng chiến”.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó
có gì đặc biệt? Hoàn cảnh đó liên quan đến nội dung văn bản như thế nào?
Câu 2: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần
nào?
Câu 3: Tìm và nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 4: Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy viết đoạn văn khoảng
10 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thanh niên đối với đất nước, trong đoạn
văn có sử dụng câu rút gọn (gạch chân và giải thích rõ).
Bài 3: Viết đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu để chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của conngười