Mình đang cần gấp ạ, mong mọi người giúp mình!!!
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự học tập ở trẻ bởi nguyên nhân mấu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Chúng ta dần dần có xu hướng liên kết với thiên nhiên, xu hướng này được gọi là biophilia. Để phát triển được thì biopilia đòi hỏi kinh nghiệm và sự dưỡng dục cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, ngoài một nhận thức mơ hồ rằng “ngoài trời” là tốt cho trẻ em, chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những phát hiện về y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên vẫn là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Ví dụ, một nghiên cứu về trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 với sự tham gia của 90 trường học ở Ô-xtrây-lia phát hiện ra rằng sinh hoạt ngoài trời giúp trẻ em tự tin, tăng khả năng làm việc với người khác, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn (C. Maller and M. Townsend Int. J. Learn. 12, 359 – 372; 2010).
Việc được chìm đắm trong sự giàu có về cảm xúc và thông tin cũng như vẻ sống động của cánh rừng, bờ biển, đồng cỏ, … sẽ thúc đẩy những phản ứng học tập cơ bản như xác định, phân biệt, phân tích và đánh giá. Trẻ em phân biệt cây lớn với cây nhỏ, cây trong nhà với cây ngoài vườn, dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, vịt với chim sẻ, sinh vật thật với những con thú trong tưởng tượng. Trẻ phát triển các kĩ năng định lượng bằng cách đếm côn trùng và hoa; thu thập kiến thức về vật chất khi chơi trong cỏ và bùn; tìm hiểu vật lí khi nhìn nước suối chảy qua chướng ngại và khe hở. Khi nhận biết đồi, thung lũng, hồ, sông, núi, trẻ em học về các dạng địa chất. Khi tương tác với các sinh vật khác, từ cây cối đến động vật, trẻ em tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, nảy sinh sự gắn bó về cảm xúc và động lực để học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng, và thường không thể dự báo, sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.
(Trích Thiên nhiên, người thầy ưu việt, theo www.tiasang. com.vn, 06 – 8- 2015)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, xu hướng liên kết với thiên nhiên được gọi là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Những phát hiện về y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng đồng đã chỉ ra vai trò của thiên nhiên với sự phát triển của trẻ em như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao được tiếp xúc với thiên nhiên trẻ em sẽ phát triển?
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/ chị có đồng tình với người viết khi tác giả đề cao vai trò của thiên nhiên đối với sự phát triển của trẻ em hay không? Vì sao?
Cho tam giác ABC. Điểm M (2; 0) là trung điểm của AB. Đường trung tuyến và đường cao kẻ từ A lần lượt có phương trình 7x−2y−3 = 0 và 6x−y−4 = 0. Viết phương trình đường thẳng AC.
mọi người giúp mình nhé, mình rất cần vào chiều ngày 24 tháng 3, cảm ơn nhiều nhé!
“[…] Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp nhất làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi học. Theo thống kê, trung bình có khoảng 5 đến 6 % trẻ ở độ tuổi cấp một mắc rối loạn này. Rối loạn có thể tiếp tục phát triển cho đến lúc trưởng thành. […] Chẩn đoán và điều trị ADHD có thể phức tạp, nhưng khó hơn hết là thuyết phục được cha mẹ của những trẻ mắc rối loạn hiểu rõ và chấp nhận con mình. Với nhiều trẻ, khi mà khả năng ngôn ngữ chưa đủ sức để diễn tả được mọi điều, mỗi hành vi của con đều mang một ý nghĩa nào đó. Hiểu được, chấp nhận trẻ để có giải pháp phù hợp là điều cần thiết. Thử hỏi, nếu một đứa trẻ bị sốt, con sẽ được ba mẹ cho đi khám, được chăm sóc nhiều hơn. Với một đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập, hành vi, giao tiếp, nếu ba mẹ chấp nhận đó có thể là một rối loạn, con sẽ được đưa đi khám và điều trị. Còn ngược lại, nếu người lớn cho rằng các con là những đứa trẻ ngỗ nghịch, lười học, khó ưa, đáng bị phạt bằng đòn roi hoặc đe dọa thì hậu quả càng nặng nề.
Bên cạnh thái độ đúng, hiểu và thông cảm của cha mẹ, gia đình, người xung quanh, các con còn cần môi trường giáo dục đặc biệt. Con vẫn có thể học cùng với bạn bè đồng lứa với sự đồng hỗ trợ thích hợp của giáo viên, chuyên viên tâm lý học đường và phụ huynh. Hoặc các em có thể theo đuổi những môn năng khiếu mà em ưa thích, nơi mà không cần sự tập trung chú ý quá lâu nhưng khuyến khích sự vận động thể chất ở cường độ cao, như điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao... Đáng tiếc, theo tôi biết, không có nhiều môi trường như vậy.
"Khi nào, những chuyện này sẽ chấm dứt?", sau khi đã kể về rối loạn ADHD của mình với vô số những lần đi điều trị, John Huy Trần – vũ công, biên đạo múa nổi danh đã hỏi tôi trong một buổi giao lưu: "Khi nào cộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt?".
(Theo Phạm Minh Triết, Quyền được rối loạn, Vnexpress ngày 7/11/2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nội dung của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Những điều gì khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) của trẻ được hiệu quả?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu văn sau của tác giả: “Đáng tiếc, theo tôi biết, không có nhiều môi trường như vậy”?
Câu 4 (1,0 điểm). Câu văn “Khi nào cộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt?” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Trình bày trong 5 dòng.
Các bạn giúp mình nhé, mình cần gấp!!!