Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh lại đề cao bằng tước trật, ban ơn rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Văn bản sử dụng hình thức lập luận nào?
3. Em hãy tìm các từ Hán Việt trong hai câu đầu và chỉ ra nghĩa của chúng?
4. Theo tác giả hiền tài có vai trò gì với quốc gia?
Tình huống : Trong quá trình tìm đường cứu nước, sau một thời gian bôn ba ở nhiều nước, tháng 7 năm 1920 Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên đã tiếp xúc với bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin, Người đã vui mừng đến phát khóc. Ngươi nói: “Luận cương của Lê-nin làm tôi vui sướng, tin tưởng, phấn khởi biết bao, ngồi trong phòng một mình tôi tưởng chừng như đang đứng trước quần chúng đông đảo… Tôi muốn nói thật to: Hỡi đồng bào bị đày đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.
Câu hỏi: Tâm trạng của Nguyễn Tất Thành có phải là hạnh phúc không?Vì sao?/.
Giăng Van-giăng – nhân vật trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy-gô là người khỏe mạnh, hiền lành, làm nghề xén cây. Anh ở với chị ruột và bảy đứa cháu nhỏ. Đến một hôm trong nhà chẳng còn cái cái gì ăn, nhìn lũ trẻ đói lả đi Giăng Van-giăng đã ăn trộm một cái bánh mì về chia cho các cháu. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù khổ sai.
Câu hỏi: Theo em có phải ai bị pháp luật kết án cũng mất hết nhân phẩm không? Em có suy nghĩ gì về hành vi của Giăng Van-giăng?
Chuyến xe khách từ Hà Nội đi Hải Phòng đã đông nghẹt khách, người tài xế vẫn cho xe dừng lại bắt khách. Hành khách trên xe la ó phản đối. Người lái xe quay lại nói: “Mọi người thông cảm, đây là chuyến xe cuối cùng trong ngày, nếu để họ lại thì không đành, thôi ta cố gắng nhé!”.
Câu hỏi: Theo em điều gì thúc đầy hành vi của người lái xe?
Năm 1946, để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào ‘Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc, kể cả những vật quý giá trong đời tư như nhẫn cưới, hoa tai
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của đồng bào ta? Nếu trong hoàn cảnh đó em có làm như thế không? Tại sao?