Cho tam giác nhọn ABC. Các đường phân giác của hai góc ngoài tại B và C cắt nhau ở I. Đường vuông góc với IA tại A cắt các đường thẳng IB, IC theo thứ tự ở D, E.
a) Chứng minh rằng ba đường thẳng AI, BE, CD đồng quy tại một điểm K.
b) Điểm K nói trên là giao điểm của ba đường nào của tam giác IDE ?
Tam giác ABC vuông tại A có phân giác BE. Kẻ EH vuông góc với BC (H thuộc BC). Gọi K là giao điểm các tia BA và HE.
a) Chứng minh rằng BE vuông góc với KC.
b) So sánh AE và EC.
c) Lấy điểm D thuộc cạnh BC, sao cho BAD=45 . Gọi I là giao điểm của BE và AD. Chứng minh rằng I cách đều ba cạnh của tam giác ABC.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC chứa A, kẻ các tia Bx, Cy vuông góc với BC. Gọi M là điểm thuộc cạnh BC (M khác B và C). Đường vuông góc với AM tại A cắt Bx, Cy lần lượt tại D và E.
a) Tìm trực tâm của tam giác ABC.
b) Chứng minh rằng: ∆ABM = ∆ACE.
c) Chứng minh : điểm A cách đều ba đỉnh của tam giác DME.
d) Tính góc DME.
e) Xác định vị trí của M trên đoạn thẳng BC để DM là phân giác BDE . Tia EM có là tia phân giác của DEC không ? vì sao ?
Câu 5. Có hai quả cầu kim loại A và B giống nhau
(Hình 1). Quả cầu A tích điện âm, quả cầu B không tích điện.
a) Nối hai quả cầu với nhau bởi đoạn dây dẫn bằng đồng. Hỏi electron tự do trong dây dẫn chuyển động theo chiều nào?
b) Chiều dòng điện trong dây dẫn là chiều nào?
c) Dòng điện có chạy trong dây dẫn lâu dài không? Tại sao?
Bài 1: Xác định và gọi tên các cụm chủ vị làm thành phần câu:
a, Mẹ về khiến cả nhà đều vui vì ai cũng mong.
Gợi ý:
- Mẹ về: cụm chủ vị làm vị ngữ.
- Cả nhà đều vui vì, ai cũng mong: cụm chủ vị làm bổ ngữ.
b, Căn phòng tôi ở rất đơn sơ.
c, Nam đọc quyển sách tôi cho mượn.
d, Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà cha tôi đã hướng
Bài 2: Trong những câu hay đoạn trích sau, có những thành phần câu nào được cấu tạo hay mở rộng bằng cụm C- V?
a, Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới.
(Lí Lan)
b, Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chủ nhật… đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học.
(Ét-môm- đô đơ A-mi-xi)
c, Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người mặc áo gi- lê.
( Tô Hoài)
I. Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ-Tác giả: Phạm văn Đồng( sgk/T52)
Câu 1: Tìm bố cục của bài văn. Đối chiếu với bố cục thường có của văn bản nghị luận hoàn chỉnh để nêu sự khác biệt trong bố cục bài văn này và nêu lí do?
Câu 2: Nêu hệ thống luận cứ mà tác giả đã sử dụng để làm rõ luận điểm của bài văn?
Câu 3: Giá trị của bài văn nghị luận này không chỉ ở việc chứng minh rất thuyết phục về đức tính giản dị của Bác Hồ, mà còn ở những suy nghĩ, phát biểu bình luận của tác giả về phẩm chất ấy. Hãy nêu những câu, đoạn bình luận trong bài và nhận xét về những ý kiến ấy?
Câu 4: Đời sống giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú với những tư tưởng tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”. Em hiểu đoạn văn này như thế nào? Vì sao tác giả lại gọi là cuộc sống thực sự văn minh?
Câu 5: Tác giả không định nghĩa đức tính giản dị là gì, nhưng qua bài này em hiểu đức tính ấy như thế nào?