Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 36
Số lượng câu trả lời 85
Điểm GP 21
Điểm SP 113

Người theo dõi (3)

châu_fa
Nguễn Vũ Huy
S - Sakura Vietnam

Đang theo dõi (3)

Lê Linh
S - Sakura Vietnam

Câu trả lời:

Tham khảo

Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những đền chùa cổ kính, linh thiêng. Nơi để con người ta bày tỏ niềm thành kính, sự biết ơn với những người xưa. Một trong những ngôi chùa cổ, nổi tiếng của nước ta là chùa Hương - danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Quần thể Hương Sơn nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Quần thể văn hóa nổi tiếng bậc nhất này nằm trải dài ven bờ sông Đáy với nhiều động, đền, chùa khác nhau. Trung tâm đó là chùa Hương nằm tại động Hương Tích.

Hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, mỗi năm thu hút đến hàng triệu du khách cùng phật tử khắp mọi miền tổ quốc đổ về trẩy hội, thăm quan và dâng hương kính phật. Cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì cũng là lúc dòng người hành hương tụ hội về nơi đây. Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng sáu tháng giêng âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng ba âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở, tức là mở cửa chùa.

Lễ hội chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Khai mạc lễ trẩy hội là tiết mục múa lân nghệ thuật như muốn thay lời kính chào đầy hiếu khách của bà con Hương Sơn cũng như trụ trì, tăng ni gửi đến các Phật tử gần xa đến nơi đây. Tiếp đó là lễ chính thức. Phần lễ của lễ hội diễn ra một cách đơn giản. Người đi dâng lễ chỉ chuẩn bị một ít nhang đèn, hoa quả và đồ ăn chay đặt lên điện thờ, thắp nén hương thơm, thành tâm khấn vái. Trong suốt lễ hội, định kỳ sẽ có các vị trụ trì thay nhau gõ mõ tụng kinh tại các chùa, miếu, đền. Tại các bàn thờ thánh lúc nào cũng nghi ngút khói hương và có người trông nom đèn dầu, nhang khói. Phần hội của lễ hội chùa Hương gồm có lễ rước và lễ văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Sau đó là các hoạt động vui chơi độc đáo bên ngoài như đua thuyền, rước rồng, hát chèo, hát văn... Có thể thấy, cả phần lễ và phần hội của lễ hội đều mang đến cảm giác yên bình, không quá nô nức, ồn ào và vẫn giữ được không khí thanh tịnh chốn cửa Phật.

Nét đẹp của chùa Hương không chỉ ở những kiến trúc cổ kính mà còn ở những giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay. Với những giá trị đó, chùa Hương chính là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Đến với chùa Hương là đến với sự thanh bình, sống chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ hết những áp lực, những lo toan bộn bề trong cuộc sống ngoài kia. Giờ đây, chùa Hương đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào ngành du lịch nước nhà cũng như mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân, giúp đất nước tăng trưởng, phát triển một cách toàn diện.

Câu trả lời:

Tham khảo

Từ lâu, con người đã biết sách là một báu vật kì diệu do nhân loại tạo nên. Từ ngàn năm trước, khi con người chưa phát minh ra máy in, thì những cuốn sách đó đã được viết bằng tay. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức, ý tưởng, khái niệm mà ông cha ta đã dạy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy còn học sinh hiện nay nên có thái độ như thế nào về việc đọc sách?

Từ hàng ngàn năm xưa, việc đọc sách rất quan trọng, nhất là thời còn vua, còn trường học Quốc Tử Giám. Khi đó, việc đọc sách cực kì quan trọng. Còn hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, đất nước đã và đang phát triển thì con người không chú tâm đến việc đọc sách. Có một thời, người Việt Nam rất chú trọng đến việc đọc sách, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, họ đều đem sách ra mà đọc, họ yêu thích đến nỗi đi đâu họ cũng mang sách theo mà đọc. khi đi chợ xếp hàng mua rau, khi đợi bạn bè,… Đọc sách giúp chúng ta tăng cưòng khả năng giao tiếp, giúp chúng ta tự tin hon khi giao tiếp mà không bị ấp a ấp úng đối với mọi người.

 

Vậy làm sao để học sinh thích đọc sách? Trước tiên chúng ta phải làm cho họ hiểu rõ hơn về việc đọc sách. Đọc để làm gì? Đọc như thế nào? Việc đọc sách phải xuất phát từ tâm trí, niềm đam mê, yêu thích từ học sinh. Nếu như thích đọc sách thì họ có thể đọc thầm những cuốn truyện mà họ yêu thích. Việc đọc sách cũng có thể là nguồn giải trí bổ ích.

Việc học sinh hiện nay không thích đọc sách có rất nhiều nguyên nhân. Ngày xưa chỉ có ai biết chữ thì mới tự mình đọc sách, còn nhũng người không biết chữ thì không. Sang thời hiện đại, sự phát triển của khoa học đã tạo ra một cách đọc khác khiến chúng ta lười biếng đi. Đó là cách đọc nhờ vào phương tiện nghe, nhìn. Chỉ cần một cái máy đọc chữ thôi thì toàn bộ không cần huy động, trí tưởng tưởng của cá nhân. Việc học đã mang tính chất giải trí thay cho tính chất suy ngẫm. Lâu ngày, tính chất đọc sách sẽ mất dần đi, thay vào đó là thú vui hưởng thụ việc “đọc” theo kiểu tập thể và dễ dãi hơn. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng học kém Văn và không thích học Văn.

 

Chừng nào học sinh chưa thấy sự hấp dẫn của việc đọc sách, chừng đó hãy đừng nói đến việc bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng quan trọng nhất là niềm đam mê, yêu thích của họ mới quyết định được thái độ với việc đọc sách. Như vậy, việc học sinh hiện nay không thích đọc sách là một hiện tượng xấu đối với giới trẻ, cần phải có giải pháp để khắc phục ngay.

 

Tóm lại những điều chúng ta nói ở trên, việc học sinh không thích đọc sách hiện nay cho ta thấy đã có những tác hại đáng kể và đã nêu ra tác hại của việc không đọc sách. Để khuyên họ cần hãy tự đọc sách và suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ biết được sách rất có nhiều thú vui trong đó.