Bài tập 1: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?):
a) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đệp tuoi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
( Nhớ Việt Bắc - Tố Hữu )
b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mua tuyết trên những cành đào, lê, mân. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
( Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)
c) Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
( Đi cấy - Ca dao )
Bài tập 2: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ:
a) Làng quê tôi ngập tràn màu xanh: ......... rất non tơ của đồng lúa, ......... thật đậm đà của bãi ngô, ............ đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng ............ gần, hoa huệ ........... xa. hoa nhài ........... đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
Bài tập 3: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
Bài 1: Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Chiến lược ............. sự nghiệp phát triển của phụ nữ.
b. Tặng quà ................ trẻ em nghèo vượt khó.
c. Xây dựng nếp sống văn hóa .............. thanh thiếu niên.
Bài 2: Tìm các lỗi sai về quan hệ từ, hãy sửa lỗi:
a. Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến.
b. Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam.
c. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.
d. Qua "Truyện Kiều" kể lại cuộc đời đau khổ của người con gái có tài, có sắc.
e. Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những bài học quý báu.
Bài 3: Đặt câu có cặp Quan hệ từ sau và chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng 2 cặp QHT đó:
a. Nếu .......................... thì ...........................
b. Giá ........................... thì ...........................
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) \(2.\left(\frac{-2}{3}\right)^2-\frac{7}{2}+\left(\frac{-3}{4}\right)^0\)
b) \(\left(-1\right)^{2019}+\left|\frac{-1}{13}\right|+\sqrt{\frac{144}{169}}\)
c) \(\left|-2,75\right|-3\frac{1}{2}+\frac{1}{4}\)
d) \(\left(\frac{3}{5}\right)^{13}:\left(\frac{9}{25}\right)^5\)
Bài 2:
1) Tìm x, biết:
a) \(\frac{3}{5}-x=25\%\)
b) \(0,16:x=x:36\)
c) \(\frac{2}{3}.\left|x-1\right|+\frac{1}{4}=1\frac{2}{3}\)
2) Tìm x,y biết:
a) \(5x=7y\) và \(y-x=18\)
b) \(\frac{x}{y}=0,8\) và \(x+y=18\)
Bài 3: Học sinh 3 lớp 7 cần phải trồng và chăm sóc 24 cây xanh, biết số cây trồng được của 3 lớp tỉ lệ với 3,4,5. Tính số cây mỗi lớp trồng được.
Bài 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là đồng âm, trường hợp nào là từ nhiều nghĩa:
a) - Mỗi bữa nó ăn 3 bát cơm.
- Xe này ăn xăng quá.
b) Con kiến bò lên đĩa thịt bò.
c) Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu.
d) Câu thơ
Câu cá
e) Chạy từ nhà đến trường
Chạy tiền
g) - Con cua tám cẳng hai càng
- Càng về khuya, trời càng rét
h) - Cơm dẻo canh ngọt
- Một canh, hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
i) - Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
- Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bài 2: Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau và đặt câu với mỗi từ:
a) Hầm (Danh từ) - Hầm (Động từ)
b) Kiện (Danh từ) - Kiện (Động từ)
c) Cộc (Động từ) - Cộc (Tính từ)
Bài 3: Viết đoạn văn về chủ đề quê hương ( 10 dòng )có sử dụng cặp từ đồng âm. Gạch chân cặp từ đồng âm tìm được:
______@_______
# THANKS NHA#