Hình tượng Bác Hồ là nguồn cảm hứng dạt dào cho thi ca. Viết về Bác, nhà thơ Tố Hữu có đoạn:
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Theo chân Bác).
a. Hãy ghi lại những câu văn trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cũng có nội dung tương tự như những câu thơ trên. Cho biết, đó là những câu văn nói về lối sống giản dị của Bác trên phương diện nào?
b. Dựa vào những ngữ liệu trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Không ai có thể phủ nhận được rằng việc học tập, rèn luyện là vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ đối với mỗi cá nhân mà còn đối với sự phát triển của toàn xã hội. Người xưa có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Câu nói đó đã sử dụng hình ảnh so sánh để gửi đến chúng ta một triết lí giáo huấn sâu xa. Một viên ngọc nguyên thủy khi mới được tìm thấy chỉ là một viên đá thô ráp, tưởng chừng vô giá trị, nhưng qua bàn tay mài giũa bền bỉ, khéo léo của con người, viên đá thô ráp ấy lại trở thành một viên ngọc sáng đẹp, lung linh. Cũng như ngọc, nếu con người không chịu học tập, trau dồi tri thức thì chẳng khác nào một khối đá vô dụng. Không chỉ vậy, sự thiếu hiểu biết còn đẩy họ vào chỗ u mê và lầm lạc. Ngược lại, nếu biết chăm chỉ học tập, tu dưỡng bản thân thì khối óc và tâm hồn con người sẽ ngày càng phong phú và sâu sắc. Nhờ thế, giá trị của mỗi con người cũng được nâng cao, tỏa sáng như ngọc quý.
(Nguồn: internet – Có sửa chữa)
b. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn…- Phạm Lữ Ân)
- Mỗi đoạn văn trên bàn luận về vấn đề gì?
- Trong mỗi đoạn, hãy xác định câu văn nêu luận điểm và chỉ ra những luận cứ làm sáng tỏ luận điểm.
Cho tam giác ABC có ba góc đều nhọn, AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC (H thuộc BC).
Trên AH lấy điểm K sao cho H là trung điểm của AK.
a) Gọi E là trung điểm của BC. Trên tia AE lấy điểm D sao cho E là trung điểm của AD. Chứng minh rằng
BD = AC = CK
b) Chứng minh EH là phân giác của góc AEK và DK // BC
c) Gọi I là giao điểm của BD và CK, N là trung điểm của KD. Chứng minh ba điểm E, I, N thẳng hàng.